HomeCẩm Nang Du LịchCùng đến thăm "nhà thờ Phát Diệm" - Nhà thờ đá hơn...

Cùng đến thăm “nhà thờ Phát Diệm” – Nhà thờ đá hơn 120 tuổi tại Ninh Bình

-

Nhà thờ Phát Diệm là một công trình được mệnh danh như là “Kinh đô công giáo của Việt Nam”. Đây không còn là một cái tên xa lạ gì đối với giới trẻ bởi kiến trúc thủ công độc đáo chỉ có thể tìm thấy ở nơi đây của nhà thờ.

Hãy cùng mình đến khám phá điều gì làm nơi sức hút của Nhà thờ Phát Diệm nhé!

Nhà thờ Phát Diệm ở đâu?

Nhà thờ Phát Diệm hay tên đầy đủ là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (các bạn trẻ thường biết tới nơi đây với tên Nhà thờ đá Phát Diệm).

Đây là một quần thể nhà thờ Công giáo có diện tích khoảng 22 ha. Quần thể nằm trên địa phận thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Nhà thờ Phát Diệm con gái
Tà áo dài bên nhà thờ Phát Diệm

Hiện nay, tỉnh ủy Ninh Bình cùng đoàn các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ đệ trình lên UNESCO yêu cầu công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.

Một vài nét về Nhà thờ Phát Diệm

Nhà thờ Phát Diệm được nhiều tờ báo trao tặng danh hiệu “Một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam” hay được ví như “kinh đô công giáo” của Việt Nam.

Nhà thờ là một công trình công giáo lớn ở miền Bắc. Công trình có vai rò là một nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm.

Nhà thờ Phát Diệm ảnh
Ảnh chụp nhà thờ Phát Diệm

Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1875 và sau 23 năm tức năm 1898 mới cơ bản hoàn thành. Người chủ trình xây dựng nhà thờ Phát Diệm chính là linh mục Phêrô Trần Lục – Linh mục chịu trách nhiệm ở giáo phật Phát Diệm từ năm 1965. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá và gỗ.

Điều làm nên nét khác biệt của nhà thờ Phát Diệm nằm ở chỗ tuy bản chất là một công tình đậm chất công giáo nhưng nơi đây là có những nét kiến trúc mô phỏng theo đình chùa truyền thống của Việt Nam.

Nhà thờ Phát Diệm chụp từ xa

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông khó khăn của những năm cuối thế kỉ XIX. Bởi vậy nên dù có được sự giúp đỡ nhiệt thành của dân làng thì cũng phải mất đến gần 30 năm mới có thể hoàn thiện được nhà thờ Phát Diệm.

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ cổng phía Nam đi vào bạn sẽ nhìn thấy được toàn bộ cấu trúc nhà thờ bao gồm: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.

Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Phát Diệm

Quần thể nhà thờ Phát Diệm có tới 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ, một trong số đó được xây hoàn toàn bằng đá tự nhiên nên được gọi là Nhà thờ đá. Ngoài ra nằm trong khuôn viên nhà thờ còn có 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo nữa.

Nhà thờ Phát Diệm toàn cảnh

Theo lời của hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ thì công trình này được thiết kế với những đặc trưng của đền chùa truyền thống của Việt Nam bởi cha xứ Trần Lục muốn thể hiện được sự hòa hợp và sẵn sàng hội nhập của Công giáo với nền văn hóa của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa tôn giáo khác ở Việt Nam.

Ao hồ

Nằm trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm là một hồ nước hình chữ nhật có diện tích khoảng 4 ha. Ao được kè đá xung quanh và nằm đối diện ngay với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ có xây một hòn non bộ lớn và trên đó có đặt một bức tượng Chúa.

Phương đình (Tháp chuông)

Tháp chuông được xây dựng năm 1899, sau khi nhà thờ đã cơ bản được hoàn thiện. Công trình cao 25 m, rộng 17 m và dài 24 m. Cấu trúc tháp gồm ba tầng toàn bộ được xây bằng đá phiến. Tầng dưới cùng có diện tích lớn nhất và được dựng bằng đá xanh.

Tháp có 4 đỉnh, mỗi đỉnh đều được đặt một bức tượng vị Thánh Sử được tạo hình rất dễ khiến người ta liên tưởng tưởng tới những pho tượng Phật cổ ở Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép tỉ mỉ và tinh xảo tới độ khó nhìn được mép nối.

Ngay giữa Tháp đặt một sập đá được làm hoàn toàn nguyên khối. Các bức tường trong và ngoài đực trăng trí bằng những bức phù điêu hình ảnh chúa Jesus và các vị thánh kì công và đầy tính nghệ thuật.

Tầng hai của tháp có đặt giá treo một chiếc trống lớn. Tầng ba thì là nơi treo chuông. Chuông của nhà thờ Phát Diệm được đúc vào năm 1890 và được coi là một trong những quả chuông lớn nhất được đúc thời bấy giờ. Chuông cao 1,4 m có đường kính 1,1 m và nặng tới gần 2000 kg. Tương truyền rằng tiếng chuông nơi đây có thể vang xa tới cả ba tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Nhà thờ lớn

Đây là nhà thờ được xây dựng từ năm 1891. Khi ấy nhà thờ mang tên Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi còn hiện tại là Nhà thờ chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74 m, có chiều rộng 21 m và cao tới 15 m.

Nhà thờ có bốn mái và năm lối vào. Các vòm mái lối ra vào bằng đá được chạm trổ vô cùng đẹp. Trong nhà thờ có dựng 48 cột làm từ gỗ lim nguyên khối với trọng lượng khoảng 10 tấn mỗi cột. Hai hàng cột gỗ giữa cao tới 11 m và chu vi vòng cột là 2, 35 m.

Nhà thờ Phát Diệm nhà thờ lớn
Lối kiến trúc kết hợp giữa Tây và Ta trong nhà thờ lớn

Gian thượng của thánh đường có đặt một bàn thờ lớn được điêu khắc từ mọt phiến đá nguyên khối. Bàn thờ có chiều dài 3m, rộng 0,9 m và cao 0,8 m. Theo ước tính thì bàn thờ đá này có khối lượng lên tới 20 tấn. Mặt trước bàn thường được chạm khắc các loại hoa tượng trưng cho bốn mùa.

Xung quanh nhà thờ lớn còn có 4 nhà thờ nhỏ hơn và được xây dựng theo các phong cách kiến trúc khác nhau.

Nhà thờ đá

Đây là nhà thờ đầu tiên được khởi công xây dựng trong khuôn viên của nhà thờ Phát Diệm. Được xây dựng từ năm 1883 với tên gọi nguyên thủy là Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ.

Tuy nhiên nơi đây thường được biết đến với tên Nhà thờ đá hơn bởi tòan bộ công trình chỉ duy nhất một loại nguyên vật liệu là đá. Mọi chi tiết của nhà thờ từ nền, tường cột và cả những chấn song đều được làm từ đá.

Nhà thờ Phát Diệm nhà thờ đá
Kiến trúc bên trong nhà thờ đá

Bên trong nhà thờ được tô điểm bởi những bức họa điêu khắc mang tính nghệ thuật cao, trong đó phải kể để bức phù điêu tứ quý (bao gồm 4 loài cây tùng, mai, cúc, trúc) tượng trưng cho bốn mùa trong năm. Ngoài ra còn có những bức họa khắc các loại vật sư tử, phượng hoàng vô cùng sống động.

Các hang đá nhân tạo

Ở phía Bắc của khuôn viên nhà thờ Phát Diệm, bạn có thể thăm quan 3 hang đá được đặt cách nhau khoảng 100 m. Các hang đá này đều là nhân tạo và được tạo thành nhờ sắp xếp những khối đá lớn nhỏ. Trong hang có đặt các tượng lớn của Chúa Jesus và các vị thánh khác.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Mai Meow
Mai Meowhttps://nemtv.vn
21 and based in Hanoi Cuộc đời tóm gọn trong 3 chữ: ăn, đi và chụp

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...