Đèo Cả là một trong những con đèo lớn và nguy hiểm nhất miền Trung. Một bên đèo là vực sâu thăm thẳm đến sát biển còn một bên là đồi núi điệp trùng nối nhau với mỏm đá nguy hiểm. Khí hậu mát mẻ quanh năm, từ đây có thể đi đến các địa điểm du lịch khác.
Nội Dung Chính
Đèo Cả ở đâu?
Đèo cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa. Đèo Cả có tổng chiều dài là 12km ( trong đó 9km nằm ở Phú Yên và 3km nằm ở Khánh Hòa). Từ trung tâm Phú Yên đi đến trung tâm Đèo Cả khoảng 30km.
Đèo Cả có vị trí quan trọng trong giao thông đường bộ của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nói riêng cũng như kinh tế khu vực miền trung với các tỉnh khu vực phía nam nói chung.
Lịch sử của Đèo Cả
Đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII . Nơi này đã chứng kiến những cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều cuộc chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn Ánh. Sau khi Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định (1787) và kết thúc khi ông đánh bại hoàn toàn lực lượng của Tây Sơn, thống nhất hoàn toàn Việt Nam để trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, tức vua Gia Long sau này.
Với vị trí chiến lược quan trọng, Đèo Cả đã được những người lính Việt chọn là nơi để đánh chặn những bước chân của quân địch ra miền bắc. Những người lính vệ quốc đã có những trận đánh vang dội. khiến quân địch phải khiếp sợ khi tới đây.
Phía đông của đèo là vịnh Vũng Rô lừng danh, là nơi tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chuyển vào miền Nam bằng những chiếc thuyền “không số” huyền thoại.
Chứng kiến những trận đánh hào hùng của dân tộc, cũng như bao yêu thương và mất mát đổ xuống mảnh đất này để bảo vệ gìn giữ hòa bình của đất nước.
Cảnh quan ở Đèo Cả
Đi đến Đèo Cả các bạn sẽ có nhiều suy nghĩ những điều đó đã nói lên thương hiệu của đèo. Một bên của đèo là vực thẳm cắm thẳng xuống biển và sâu hơn trăm mét, với những mỏm đá nhọn. Bên còn lại là đồi núi với những vách đá có nguy cơ đổ rơi bất cứ lúc nào.
Khí hậu mát mẻ thuận lợi cho nhiều loại cây cối phát triển, rừng núi xanh tươi không khí trong lành. Thảm thực vật phát triển với nhiều loài cây quý: sao, chò, trầm, kền kền, cà ná ,… Là nhà của nhiều loài động vật quý hiếm như: Tê tê, gấu ngựa, khỉ, nhím, báo hoa, chim trĩ ,…
Chạy qua đèo ta có thể phóng tầm mắt ra biển, ngắm nhìn biển xanh biếc, những dặm cây xanh ngát và thưởng thức những làn gió biển.
Có những khúc cua uốn lượn khá nguy hiểm lại là nơi thách thức những dân phượt đến đây để chinh phục. Phong cảnh hữu tình, non nước hiện nên trước mắt những ai có dịp đến đây không khỏi trầm trồ, xao xuyến với trốn hoang sơ, trữ tình này.
Từ những ưu ái do thiên nhiên đem lại đã mang đến cho Phú Yên những địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khách đến đây. Mỗi nơi đều cho du khách những cảm giác mới lạ thích thú, những khám phá mới đi hết những khung bậc cảm xúc.
Hầm Đèo Cả
Hầm Đèo Cả được xây dựng để giảm tải cho Đèo Cả vốn dĩ rất nguy hiểm và hiểm trở. Hầm được khởi công vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hoàn thành và cho thông xe vào 21 tháng 8 năm 2017. Đây là con đường xuyên núi lớn thứ hai Việt Nam chỉ sau đường hầm Hải Vân.
Đường hầm sẽ giúp quãng đường qua đèo giảm xuống một nửa thời gian rút xuống còn 1/4. giúp giao thông thuận lợi giữa miền trung với các khu vực phía nam, nối liền khu kinh tế Nam Phú yên với khu kinh tế Vân Phong, là bàn đạp cho phát triển kinh tế của khu vực.
Những chú ý khi đi Đèo Cả
Với hàng trăm khúc cua khác nhau, Đèo Cả tiềm ẩn những nguy hiểm khó có thể lường trước. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn ở đèo là do các tài xế không quen đường với những khúc cua khó dẫn đến mất lái. Cũng như một số khúc cua được thiết kế không phù hợp.
Khúc cua nguy hiểm nhất là hoàng long và đá đen. Hai khúc cua này có độ nghiêng mặt đường lớn khiến xe dễ bị lật. Đến các khúc cua này các bác tài nên đi chậm và quan sát gương thật kỹ để giảm tối thiểu va chạm xảy ra.
Hạn chế đi đèo vào mùa mưa bão, do đường đèo khá trơn trượt cộng với tình trạng đất đá từ trên núi đổ xuống nên tiềm ẩn những nguy hiểm bất ngờ.