“Quên lối về nơi sơn cước” ở Đèo Mã Phục Cao Bằng

Đèo Mã Phục

Kể đến cảnh đẹp vùng đất Cao Bằng xứ Đông Bắc không thể bỏ qua đèo Mã Phục. Nơi đây có một vẻ đẹp vô cùng hút hồn với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu.

Vài nét về đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong những con đèo trên trục đường Quốc Lộ 3 đi từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng.

Đèo Mã Phục thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới giữa hai huyện Hòa An và Trà Lĩnh, nằm cách Cao Bằng 22 km.

đèo mã phục 1
Con đường đến Đèo Mã Phục

Đèo cao khoảng 620 m và để có thể lên tới đỉnh phải vượt qua bảy vòng dốc. Đường đèo Mã Phục mặc dù không rộng nhưng cũng không nguy hiểm lắm.

Phía Nam con đèo đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận huyện Trùng Khánh.

Huyền thoại Đèo Mã Phục anh hùng

Đèo Mã Phục trong truyền thuyết

Vào những năm của thế kỷ thứ XI, nơi đây có người anh hùng Nùng Trí Cao thuộc dân tộc Tày.

Anh vốn là người thông minh, tài giỏi đã lãnh đạo nhân dân dẹp tan quân Tống xâm lựơc, trả lại sự bình yên cho bờ cõi vùng núi phía Bắc.

Vào một ngày nọ, thủ lĩnh Nùng Trí Cao đi tuần tra trên đèo đến giữa thung lũng thì bắt gặp những nàng tiên đang vẫy gọi phía xa.

Đèo Mã Phục 1

Người thủ lĩnh quyết không qua mà gióng ngựa đi tiếp. Đến nơi có dốc cao dựng lên, ngựa của Nùng Trí Cao đã dừng lại và ngã khụyu xuống.

Đó cũng là một sự tích gắn với tên Mã Phục (ngựa phục) của con đèo.

Và sau này, ở thung lũng nơi nàng tiên đã xuất hiện được gọi là Lũng Riệc -theo tiếng Tày là “thung lũng vẫy gọi”. Nơi chân đèo có tên là Lũng Rặp – nghĩa là “nơi đón tiếp anh hùng trở về”.

Đèo Mã Phục anh hùng trong chiến đấu

Con đường đèo Mã Phục là nơi gắn liền với lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đèo từng bị giặc Pháp bắn phá ác liệt để ngăn chặn không cho các nước bạn sang viện trợ cho quân ta. Nơi đây là con đường quân sự duy nhất của ta ở Cao Bằng.

Nhưng cũng bởi thế huyền thoại về tháo lắp ô tô qua đèo cũng xuất hiện.

Đèo Mã Phục

Chuyện kể là, trước sự tàn phá mạnh mẽ của quân địch, quân dân của ta để tránh sự tấn công của địch đã tháo từng bộ phận của xe, luồn rừng băng qua đèo rồi lại lắp lại để đi tiếp.

Qua được con đèo này cũng nhờ sự đồng tâm hiệp lực của quân và dân địa phương.

Vẻ đẹp của một đèo Mã Phục thơ mộng và hùng vĩ

Đèo Mã Phục hài hòa với cảnh đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ mà vô cùng bình dị với những ngọn núi nhấp nhô, trùng trùng, điệp điệp.

Pha giữa đó là những thửa ruộng bậc thang xanh tốt nhuộm vàng trong ánh nắng chiều.

Ở đèo này, tại một khúc cua có hình hai tảng đá lớn hướng mặt về nhau tựa như hình ảnh hai con ngựa đang phủ phục. Chính vì thế, nơi đây mới được gọi tên là đèo Mã Phục.

Một bên đèo là vách núi cheo leo, một bên lại là vực sâu thăm thẳm.

Mỗi mùa ở đèo đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa hè, du khách sẽ thấy một màu xanh ngắt của những thung lũng ngô đồng. Đến cuối đông đầu xuân cả thung lũng lại ngập tràn sắc hồng hồng tim tím của hoa tam giác mạch.

Đèo Mã Phục 1

Thậm chí trong một ngày, cảnh đèo cũng hiện lên với đa sắc màu. Sáng sớm khi bình minh ló rạng, con đèo mờ mờ trong màn sương khói ảo ảnh.

Và đến khi mặt trời lên cao, những tán mây tản ra và sương tan dần thì con đèo trở nên bừng sáng đầy sức sống.

Đèo Mã Phục với những khúc uốn lượn quanh co, mạo hiểm và gây thót tim cho du khách mỗi lần đi qua nơi đây.

Trên đỉnh đèo là hai núi đá vôi chấn thủ tựa như một cửa ải khá độc đáo.

Và cũng từ đỉnh đèo, con đường chia ra làm hai hướng đi, một hướng qua trung tâm huyện Trà Lĩnh rồi dẫn đến cửa khẩu Hùng Quốc, một hướng đến bốn huyện khác.

Tham gia chợ phiên nơi đỉnh đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục nằm trên cung đường rất hiểm trở và vô cùng quanh co.

Nơi đây, không có đất rộng bằng phẳng như nơi này lại xuất hiện chợ phiên mở định kỳ vào các ngày kết thúc bởi “số 3 và số 8” hàng tháng.

Đèo Mã Phục 1

Mặc dù, đây là phiên chợ tự phát, khá là đơn thuần nhưng lại buôn bán rất sầm uất và tấp nập.

Khi bạn chinh phục đèo Mã Phục, ngắm nhìn thiên nhiên toàn cảnh và mua đặc sản Cao Bằng ngay tại chợ phiên trên đỉnh đèo chính là lúc bạn thấy thỏa mãn nhất đấy.

Suối nguồn theo làn điệu đàn Tính

Du khách dừng chân đèo Mã Phục, không thể bỏ qua uống rượu ngô bên nhà sàn và nghe hát then.

Câu hát quen thuộc trong làn điệu hát then luôn vang vọng núi rừng bởi người dân nơi đây.

. “Anh yêu em nhiều nhiều. Cũng đành liều để sống. Cơm ăn đôi đũa chống nhìn mâm. Đêm nằm đôi gối suông đâu ngủ. Nước mắt ứa ai hay. Nỗi niềm này ai hay biết…”

Đèo Mã Phục

Tiếng đàn then ở đây ngọt vì rượu và réo rắt bởi tiếng tơ tiếng trúc của núi rừng vọng xuống.

Dân tộc Tày còn có tục ngữ: “Đàn Tính ba năm, kéo Nhị ba buổi”, nghĩa là một lần nghe kéo nhị chỉ nhớ được ba ngày thôi, còn nghe đàn Tính thì nhớ tới ba năm cơ đấy.

Đến đèo Mã Phục ngay thôi còn chần chừ gì nữa….

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here