Chùa Keo Thái Bình có phải là điểm đến du lịch tâm linh?

chùa keo thái bình

Chùa Keo Thái Bình vốn có tên là Nghiêm Quang tự. Chùa được xây từ năm 1061 ở “hương” Giao Thủy, bên phải của sông Hồng. Liệu đây có phải là điểm đến du lịch tâm linh?

Cùng Nếm tìm hiểu thôi nào!

Chùa Keo ở đâu?

Chùa Keo nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Chùa Keo Thái Bình là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất ở Việt Nam.

Gác chuông của chùa Keo là một trong những công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo có ở Việt Nam.

chùa keo thái bình 1
Một góc sân chùa

Chùa vẫn được gọi là chùa Keo cho đến năm 1167, trước khi đổi tên Thần Quang tự. Tuy vậy, cái tên chùa Keo vẫn thường được gọi phổ biến cho đến nay vì chùa được dựng ở ấp Keo.

Năm 1611, do nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt cả làng. Chính vì thế, dân làng ở ấp Keo đã dời chùa đi hai nơi, dựng lại hai chùa Keo mới.

Đó là chùa Keo Dưới (chùa Keo Hành Thiện) ở mạn Đông Nam, thuộc hữu ngạn sông Hồng, thuộc làng Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định,… Chùa Keo Trên ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình ngày nay.

Độc đáo chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo là một di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. Chùa bao gồm hai cụm kiến trúc:

  • Khu Chùa là nơi thờ phật
  • Khu Đền thánh là thờ đức Dương Không Lộ – là vị đại sư thời nhà Lý đã có công xây dựng chùa.

Tổng quan kiến trúc chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam mà còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn tất cả kiến trúc xưa của làng quê bắc bộ Việt Nam.

Khi bước vào bên trong chùa là gian Tiền đường lợp mái ngói, được chống đỡ bằng những cột gỗ lim lớn vô cùng chắc chắn, trải qua thăng trầm thời gian cũng không bị mối mọt.

chùa keo thái bình 1
Lối vào tiền đường với thảm cỏ xanh ngát một màu

Trước mặt Tiền đường là một thảm cỏ xanh mướt điểm xuyết vào đó những hàng cau cảnh nho nhỏ bên cạnh.

Hai bên hành lang sát lối đi là hai bia đá cổ. Đây là khắc ghi lịch sử và xây dựng của chùa.

Hai bên là dãy hành lang dẫn tới các gian thờ chính của chùa. Dãy hành lang cũng được lợp mái ngói, chống bằng cột gỗ lim chắc chắn, dù mưa hay nắng cũng không làm ngại lòng du khách.

chùa keo thái bình 1
Hành lang song song với chùa

Những con đường lát đá vô cùng ấn tượng sẽ đưa bạn đến gian thờ Phật và Thánh, gian thờ Tổ và tháp chuông.

Nơi cuối sân chùa là chiếc giếng khơi đã chôn mình bên cạnh gốc cây ngọc lan đang tỏa hương thơm ngát.

Gian thờ Phật 

Phật điện được bài trí rất tôn nghiêm và còn bảo lưu được nhiều tượng thờ từ thời Lê. Các pho tượng đặc sắc của chùa là: đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, Bồ tát Quan Thế Âm, Thập bát La hán.

Gian nhà thờ được xếp nối liền nhau. Phía bên trên đỉnh chóp mái ngói là hình ảnh hoa văn cách điệu của hình tượng “cá chép hóa rồng”

Khu thờ Thánh

Khu đền thờ thánh là nơi thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý.

Chuyện kể là, Thiền sư Dương Không Lộ quê ở làng Giao Thủy của Phủ Hà Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định).

chùa keo thái bình 1
Một trong những gian thờ thánh và phật ở chùa Keo

Ông đã từng sang Tây Trúc thỉnh kinh và tu luyện về đạo Phật.

Dưới thời của vua Lý Thánh Tông. Ông trở về nước và dựng chùa Nghiêm Quang – chùa Keo ngày nay. Ông được suy tôn là vị tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam.

Gác chuông

Gác chuông chùa Keo có bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi. Đây là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc của Việt Nam.

chùa keo thái bình
Gác chuông ở chùa Keo

Bộ cánh cửa chạm rồng của gác chuông là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế có từ thời Lê.

Hình ảnh Gác Chuông là biểu tượng của Chùa Keo và đã từng được in trên tem thư lưu hành trên cả nước.

Chùa Keo – địa điểm thờ tự tâm linh

Hàng năm, lễ hội chùa Keo được tổ chức vào mùa thu các ngày 13, 14 và 15 tháng 9 Âm lịch.

Dự lễ hội chùa Keo là một trong những điều quan trọng đối với nhân dân Vũ Thư, cũng như khách thập phương từ khắp mọi miền trên dải đất hình S.

Chẳng vậy mà khi nói về hội chùa Keo lại có câu ca dao nổi tiếng rằng:

“Dù cho cha đánh mẹ treo. Em không bỏ hội chùa Keo hôm Rằm”.

Đây là địa điểm thờ tự tâm linh: thờ thánh, thờ thần và thờ phật. Tịnh tâm vái lạy Đức phật để cầu an.

Nơi đây cũng thu hút người dân đến thăm quan, vãn cảnh chùa vào tất cả các dịp trong năm.

chùa keo thái bình
Khai hội chùa Keo

Có một bài thơ được đặt ngay cổng chùa:

Bước vào chân đến Cổng chùa rồi
Bao nhiêu toan tính thảy buông rơi
Để tâm thanh tịnh, thân thư thái,
Gương mặt tươi vui, miệng mỉm cười

Chùa Keo Thái Bình là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn với kiến trúc hàng trăm năm tuổi.

Sân chùa lá khô lớp lớp rụng đầy, những cành gỗ khẳng khiu, nhỏ bé soi mình bên hồ nước tạo cho khách phương xa cảm thấy thanh tịnh và yên bình giữa chốn thiền môn.

Đến chùa Keo để thưởng ngoạn và cầu an trong năm mới này nhé…

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here