Tháp Phổ Minh – Tòa bảo tháp xuất hiện trong tờ tiền 100 đồng ngày ấy

Tháp Phổ Minh Nếm TV

Cổ Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh tọa lạc giữa khoảng mênh mông đồng nội của tỉnh Nam Định cho đến nay đã tồn tại được 700 năm.

Bảo tháp cổ linh thiêng này là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời “Hào khí Đông A” nhà Trần và đã từng xuất hiện trên mặt sau của tờ tiền 100 đồng phát hành vào năm 1991 của Việt Nam.

Tháp Phổ Minh – tòa tháp in đậm quá khứ lịch sử

Tháp Phổ Minh nằm ở trước tiền đường khuôn viên chùa Phổ Minh, tọa lạc ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định. Hình ảnh ngọn tháp ngày trước hiên ngang bên khu đất vắng đến nay đã có nhiều sự thay đổi, duy chỉ có toàn bảo tháp vẫn vững chãi dù bao nhiêu biến cố đã qua đi.

Tháp Phổ Minh 01
Hình ảnh Tháp Phổ Minh ngày xưa

Cách trung tâm thành phố Nam Định 5 km về phía tây bắc, khi đi trên quốc lộ 10 theo hướng Nam Định – Thái Bình, hình ảnh tháp chùa Phổ Minh hiên ngang lúc ẩn lúc hiện qua từng miền đất xanh ngát. Tòa bảo tháp như linh vật chấn hiểm cả một vùng đất hào khí anh hùng.

Tháp Phổ Minh 02
Tháp Phổ Minh nổi bật giữa những xanh ngát của cảnh vật

Theo lịch sử ghi chép lại, bảo tháp cổ tháp Phổ Minh được xây dựng sau chùa Phổ Minh tức vào năm 1308. Trong khi chùa Phổ Minh được xây dựng từ thời nhà Lý và được tu bổ lại với quy mô lớn hơn vào năm 1262 bởi thượng hoàng Trần Thái Tông.

Năm 1308 sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi tháp Phổ Minh được xây dựng lên trên. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí nổi danh. Những dấu mốc bằng đá dưới chân tháp chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau khi quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta nên những dấu mốc ấy không còn nữa.

Tháp Phổ Minh ghi dấu những đặc sắc kiến trúc thời nhà Trần

Tháp Phổ Minh được dựng năm 1305 tại quần thể chùa Phổ Minh có thể được xem là công trình kiến trúc lâu đời còn lưu giữ được tương đối toàn vẹn. Những gì cổ xưa và mang dấu ấn vẫn còn gìn giữ được y nguyên tại đây khiến người tham quan có thể nhìn thấy được cả một thời quá khứ qua từng chi tiết của tháp cổ.

Chiều cao của bảo tháp khoảng 19,5m theo hình vuông bao gồm 14 tầng mà theo tính toán của các nhà khoa học, tòa tháp này đã đứng hiên ngang và vững vàng qua 7 thế kỷ dù nặng tới 700 tấn.

Tháp Phổ Minh 03
Công trình kiến trúc lâu đời tháp Phổ Minh còn lưu giữ được tương đối toàn vẹn

Nền và tầng thứ nhất của tháp được xây dựng bằng đá trong khi những tầng còn lại phía trên sử dụng gạch làm chất liệu chính. Mỗi đầu viên gạch đều được chạm dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên” và hình con rồng nổi.

Tất cả các tầng đều trổ 4 cửa vòm cuốn, phân cách giữa các tầng là gờ mái. Cũng giống như lối kiến trúc của chùa Phổ Minh, bệ và tầng thứ nhất của tháp Phổ Minh được chạm hoa lá, sóng nước, mây cuốn trên đá, mặt ngoài những viên gạch của các tầng được trang trí họa tiết hình rồng.

Tháp Phổ Minh 09
Kiến trúc đặc sắc của chân tháp với hình rồng được khắc vô cùng tinh xảo
Tháp Phổ Minh 04
Những lớp gạch cổ xưa bởi lớp bụi thời gian nhưng mang lại cảm giác cũ kỹ 1 cách rất đặc biệt
Tháp Phổ Minh 05
Đỉnh tháp Phổ Minh được thiêt kế đơn giản nhưng chắc chắn bất chấp thời tiết và thời gian
Tháp Phổ Minh 16
Tháp Phổ Minh đông đúc và rợp cờ trong những ngày lễ hội diễn ra

Đây cũng là tòa bảo tháp được xuất hiện trong tờ tiền 100 đồng phát hành năm 1991 và được lưu hành vài năm về trước, một hình ảnh đặc biệt ấn tượng và đáng ghi nhớ.

Tháp Phổ Minh 06
Tháp Phổ Minh được lựa chọn để làm hình ảnh in cho mặt sau của tờ 100 đồng ngày trước

Ngoài ra khi tới tham quan tháp Phổ Minh, bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu và ghé thăm chùa Phổ Minh nhé!

Theo lịch sử ghi chép lại, chùa Phổ Minh được xây dựng trước tháp Phổ Minh tức từ thời nhà Lý và được tu bổ lại với quy mô lớn hơn vào năm 1262 bởi thượng hoàng Trần Thái Tông.

Ngôi chùa này cũng từng là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông – vị vua hiền có công trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 và là vị tổ đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm lựa chọn làm địa điểm tu hành khi mới xuất gia.

Chùa Phổ Minh là nơi thờ Chư Phật và các vị Bồ Tát, đồng thời các vị tổ tiên của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bao gồm Tổ Trần Nhân Tông, Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang cũng được thờ cúng tại hậu điện.

Tháp Phổ Minh 07
Hình ảnh chùa Phổ Minh

Như vậy, tòa bảo tháp cổ nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh cùng những ý nghĩa lịch sử mà nó lưu giữ thật sự là một niềm tự hào dân tộc không chỉ với người dân Nam Định nói riêng mà còn là toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung.

Hãy một lần ghé thăm tòa bảo tháp thiêng liêng tháp Phổ Minh để hiểu thêm về lịch sử quá khứ dân tộc, thêm yêu và tôn trọng quá khứ nhé các bạn! ^^

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here