“Người tình” tái hiện trong Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê

Địa điểm “hot” được nhiều du khách nước ngoài tìm về Đồng Tháp Mười, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là cả một chuyện tình dài nằm sâu bên trong đó.

Được biết đến trong tác phẩm nổi tiếng “người tình” của nhà văn Marguerite Duras người Pháp với chàng công tử người Việt – Huỳnh Thủy Lê giàu có một thời. Ngôi nhà cổ là nơi bắt đầu chuyện tình đẹp như trong mơ này, mà cũng bao phần luyến tiếc cho những năm tháng tuổi trẻ.

Hình ảnh ngôi nhà được xuất hiện trong “người tình” như một niềm thôi thúc những độc giả của tác phẩm tên tuổi này về với vùng quê Đồng Tháp để tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của căn nhà cổ.

NGÔI NHÀ CỔ VÀ CUỐN TIỂU THUYẾT “NGƯỜI TÌNH”

Ngôi nhà xưa kia vốn được ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của Huỳnh Thủy Lê) xây dựng vào năm 1895. Ông là một trong những thương gia người Hoa giàu có khắp một vùng Sa Đéc.

Nằm giữa trung tâm mua bán tấp nập, ngôi nhà xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của miền Tây Nam Bộ, nhà gồm 3 gian được làm bằng nhiều loại gỗ quý hiếm. Phần mái thiết kế hình thuyền lợp ngói.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - du lịch

Cho tới năm 1917, ngôi nhà được trùng tu và sửa sang lại, nhìn từ bên ngoài ngôi nhà mang đậm nền kiến trúc Pháp, nhưng vào bên trong thì lại cổ kính và có hình ảnh của đất nước Trung Hoa tái hiện trong đó.

Sau khi ông Thuận mất, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê đã được nhận quyền thừa ngôi nhà, và cả một câu chuyện tình đẫm nước mắt đằng sau đó.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - hẹn hò

Marguerite Duras – nữ nhà văn người Pháp, “the lover” là tác phẩm nổi tiếng của bà mà Huỳnh Thủy Lê lại là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết này.

Ông là người tình đầu tiên của bà, chuyện tình lãng mạn gắn với ngôi nhà cổ kính một thời gây sự chú ý đặc biệt với đông đảo các độc giả vào từ khi cuốn sách bắt đầu được xuất bản.

Tới năm 1986, sau 2 năm cuốn tiểu thuyết giành được tình yêu mến của biết bao người dân Pháp, đạo diễn Jean-Jacques Annaud đã dựng thành bộ phim mà dịch ra tiếng Việt là “người tình”.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - hẹn hò

Những tình tiết trong phim đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả, ngày ấy khi bà còn là một cô gái hồn nhiên trong cái tuổi 16 tươi đẹp, thì Huỳnh Thủy Lê chàng trai 32 tuổi đã trót đem lòng yêu mến cô gái nhỏ bé này ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên trên chuyến phà Mỹ Thuận.

Cứ ngỡ rằng, chuyện tình lãng mạn này sẽ có thể đi cùng năm tháng, nhưng nào ngờ đâu ông Huỳnh Cẩm Thuận biết chuyện đã phản đối gay gắt cuộc tình này.

Bởi sự khác biệt quá lớn về gia cảnh, nền văn hóa Đông – Tây, mà Huỳnh Thủy Lê đã quỳ xuống van xin cha cho phép được yêu thương người con gái này cũng không thể lay động được ông.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - cấm

Ngày Marguerite trở về Pháp, thấp thoáng đâu đó trên chiếc xe quen thuộc vẫn là hình ảnh người nàng yêu sâu đậm đến tiễn biệt.

Và rồi, chẳng lâu sau đó Thủy Lê cưới vợ, người mà do cha mình sắp đặt để môn đăng hộ đối với gia đình chàng. Cuộc hôn nhân được diễn ra nhanh chóng, nhưng lại chẳng hề có chút tình yêu thương nào cả.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - tiễn đưa

Vẫn không ngừng nhớ thương và yêu mến nàng, trong một lần tới Pháp, Huỳnh Thủy Lê đã gọi điện cho nàng và nói lên nỗi lòng của mình đã cất giữ bấy lâu, tình yêu của chàng vẫn chưa một lần bị dập tắt qua năm tháng.

Bằng cả tình yêu và nước mắt, nữ nghệ sĩ đã kể lại câu chuyện tình qua tác phẩm “người tình” của mình, đây cũng là tác phẩm giành giải thưởng Goncourt – giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - tác giả

Vốn không phải nơi diễn ra chuyện tình sâu đậm giữa Huỳnh Thủy Lê và Marguerite, nhưng ngôi nhà cổ như một minh chứng cho câu chuyện tình buồn giữa 2 người.

Những người khán giả ai đã từng xem qua bộ phim đó, đều muốn một lần tìm đến ngôi nhà cổ, để chiêm ngưỡng và phần nào tìm về những kí ức xưa cũ.

NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO NHÀ CỔ HUỲNH THỦY LÊ

Tham quan ngôi nhà cổ, bạn sẽ thấy rõ một nền kiến trúc Đông – Tây kết hợp độc đáo và hài hòa trong căn nhà.

Toàn bộ diện tích xây dựng ngôi nhà khoảng 258 m2, như một phần kiến trúc của đình chùa người Việt, hai bên đầu hồi cong vút theo hình thuyền tạo nên nét đẹp mềm mại cho cả căn nhà.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - check in

Bên trong ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc người Hoa, cao ráo và gạch rất đặc. Bao trơn, sơn son thếp vàng, từng đường nét chạm khắc tinh sảo, khéo léo.

Chính giữa có chạm đôi Loan Phượng, cùng đó là những yếu tố phong thủy cũng được thể hiện qua hình tượng tứ linh “phong, lân, bức, phụng”.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - trong nhà

Từ trên trần nhà, nền nhà và các khung cửa sổ là kiến trúc độc đáo, xa hoa. Mặt ngoài ngôi nhà cũng là cả một nền kiến trúc Pháp.

Tỷ mỉ trong từng đường ngói, viên gạch lát nhà cũng được nhập về từ Pháp, ông Huỳnh Cẩm Thuận quan niệm rằng “nước chảy về chỗ trũng” – tiền bạc sẽ đến với ngôi nhà cổ này.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - trưng bày

Gian giữa là ban thờ Quan Ông, một trong những nét tín ngưỡng của người xưa, các đồ dùng trong gia đình, bình rượu, tủ, giường,…. cũng vẫn lưu giữ nguyên lại cho tới ngày nay.

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, thời gian trôi qua ngôi nhà vẫn hiện diện như một phần không thể bỏ lỡ của vùng quê Đồng Tháp Mười.

Nhà thờ Huỳnh Thủy Lê - người tình

Đặc biệt, đây cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách nước ngoài nhất, bởi một chuyện tình lãng mạn trong những câu chuyện của nhà văn người Pháp lại chẳng hề có một cái kết viên mãn.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê năm 2009 được công nhận là một trong các di tích quốc gia còn sót lại và đang được gìn giữ phục vụ cho du khách tham quan trong và ngoài nước tới đây.

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here