Chưa tới thăm Nhà Thờ Con Gà thì sao được tính là đặt chân tới Đà Lạt?

Nhà thờ con gà 1

Nhà Thờ Con Gà chính là nhà thờ lớn nhất và cũng là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa nhất của thời kì Pháp thuộc vẫn còn tồn tại tới bây giờ ở thành phố Đà Lạt.

Nhà Thờ Con Gà ở đâu?

Nhà Thờ Con Gà 2

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hay còn gọi là Nhà Thờ Con Gà tọa lạc tại địa chỉ 15 Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là khu vực đông đúc và sầm uất nhất tập trung rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn ở thành phố Đà Lạt.

Giờ mở cửa của Nhà Thờ Con Gà

Bạn có thể tới thăm quan Nhà Thờ Con Gà vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên nếu bạn muốn vào thăm quan bên trong nhà thờ và trải nghiệm một buổi lễ công giáo thì bạn nên đến vào khung giờ lễ.

Cũng giống như những nhà thờ khác, Nhà Thờ Con Gà có các khung giờ lễ được sắp xếp linh hoạt phục vụ nhu cầu của các giáo dân cũng như khách thăm quan.

  • Vào ngày thường, nhà thờ có 2 khung giờ lễ là 5h15 và 17h15.
  • Riêng chủ nhật – ngày lễ chính, nhà thờ có tận 4 khung giờ lễ 5h30, 7h, 8h30 và 18h.

Tuy mở cửa đón khách du lịch nhưng đây vẫn là một địa điểm sinh hoạt tâm linh nên khi tới đây, bạn nhớ chú ý ăn mặc trang phục gọn gàng lịch sự và tránh làm ồn ảnh hưởng tới không gian yên tĩnh của nhà thờ.

Lịch sử Nhà Thờ Con Gà

Nhà Thờ Con Gà đã gắn liền với gần như toàn bộ quá trình lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.

Năm 1917, khi đi truyền giáo tại Viễn Đông, linh mục Nicola Couveur đã tới Đà Lạt nhằm tìm kiếm nơi để các giáo sĩ có thể nghỉ dưỡng. Tại đây ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nằm trong khuôn viên và sau này trở thành một phần của nhà xứ.

Nhà Thờ Con Gà 3

Cuối tháng 4/1920, giám mục Quinton quyết định lập nên Giáo phận Đà Lạt.

Theo như những ghi chép để lại tới ngày nay thì Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Nhà Thờ Con Gà) được bắt đầu khởi công xây dựng vào đúng 9h sáng ngày chủ nhật 19/7/1931. Giám mục Colomban Dreyer chính là người đặt viên đá đầu tiên đánh dấu công trình bắt đầu được cây dựng.

Các công nhân cùng giáo dân giáo phận Đà Lạt đã miệt mài xây dựng nhà thờ trong suốt 11 năm. Ngày 25/1/1942 là ngày mà Nhà Thờ Con Gà chính thức được khánh thành và mở cửa chào đón các giáo dân.

Nguồn gốc tên Nhà Thờ Con Gà

Theo như suy luận của nhiều người thì sở dĩ cái tên Nhà Thờ Con Gà được sử dụng để gọi Nhà thờ chính tòa Đà Lạt là bởi trên ngọn thánh giá được đặt trên đỉnh nhà thờ có một bức tượng chú gà trống được làm bằng hợp kim.

Bức tượng con gà này vốn có tác dụng thu lôi bảo vệ nhà thờ khỏi những cơn giông lốc. Tuy nhiên theo quan niệm của nhiều người thì con gà này còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau.

Nhà Thờ Con Gà 4

Con gà vốn là con vật biểu trưng của nước Pháp. Đối với người dân Pháp thì gà trống chính là hiện thân của thần Bắc Ái, là một biểu tượng cho lòng can đảm kiên cường của dân tộc.

Không chỉ vậy đối với những giáo dân thông thuộc kinh thánh thì con gà còn mang một ý nghĩa khác. Trong Kinh thánh có ghi chép lại câu nói của chúa Jesus dành cho đồ đệ Pestros của mình trước khi bị bắt như sau:

“Ta bảo thật ngươi, trước khi gà gáy 3 lần, người sẽ chối ta”.

Ngoài ra, trong bản kinh Cựu ước của Thánh Job cũng nhắc đến con gà trống như một nguồn gốc biểu tượng trí tuệ của Đức chúa trời. Bởi bên cạnh con hạc trống, gà trống cũng được ban khả năng tiên đoán – báo hiệu khi mặt trời ló rạng và khi màn đêm buông xuôi.

Vậy nên bức tượng con gà trên nóc Nhà Thờ Con Gà không đơn thuần chỉ là một nét độc đáo trong kiến trúc mà còn mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện nét đẹp văn hóa Pháp.

Kiến trúc Nhà Thờ Con Gà

Được xây dựng trong 11 năm dài, Nhà Thờ Con Gà có chiều dai 65 m và chiều rộng 14 m. Phần tháp chuông của nhà thờ cao tới 47 m có thể nhìn thấy được gần như từ bất kể góc nào của thành phố Đà Lạt.

Nhà Thờ Con Gà 5

Phần mái vòm của nhà thờ được trang trí vô cùng cầu kì và rực rỡ với 70 tấm kính màu. Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của kiến trúc nhà thờ ở châu Âu thời kì Trung cổ.

Bên trong thánh đường được chia thành 3 gian: 1 gian lớn ở trung tâm và hai gian nhỏ hai bên. Nhà thờ được xây dựng theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi tương tự như những nhà thờ châu Âu được xây dựng cùng thời kì khác.

Nhà Thờ Con Gà 6

Dọc theo giáo đường có dựng một hệ thống cột cổ điển đối xứng như toàn bộ không gian và nội thất bên trong nhà thờ thể hiện sự nhất quán vô cùng chặt chẽ.

Đặc điểm đặc trưng nhất làm nên tên gọi của nhà thờ chính là bức tượng con gà trên đỉnh nhà thờ.

Tượng con gà nằm cách mặt đất 27 m và được làm bằng hợp kim nhẹ rỗng ruột được mẹ một lớp hóa chất đặc biệt. Bức tượng cao 0,58 m và dài 0,66 m được gắn trên một trục quay chỉ hướng gió.

Chức năng chính của bức tượng chính là để chỉ hướng gió và làm cột thu lôi. Theo lời của người dân kể lại thì con gà này dự báo thời tiết rất linh. Chỉ cần con gà quay về phía nào là biết hướng đấy có mưa gió hay nắng ấm tạnh ráo.

Với những thông tin mà NếmTV đã đem đến cho bạn về Nhà Thờ Con Gà nhớ đừng quên ghé thăm nơi đây nếu bạn có dịp du lịch Đà Lạt nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here