Nhà tù Sơn La “trường học Đảng” của dân tộc Việt

Nhà tù Sơn La - tham quan

Dưới sự tàn phá trên mọi miền tổ quốc, nhà tù Sơn La vừa là minh chứng vĩ đại cho ý chí bất khuất của dân tộc, cũng là bằng chứng cáo tội thực dân Pháp.

Trải qua hơn mấy nghìn năm lịch sử với biết bao anh hùng đã phải đổ máu để đổi lại nền hòa bình dân tộc ngày nay, Sơn La một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc nơi ghi dấu lại tội ác của thực dân Pháp trong những năm tháng xâm chiếm Việt Nam.

Ngày nay, nơi đây đã trở thành một di tích lịch sử được gìn giữ và bảo tồn. Hãy cùng khám phá lại những gì còn lưu giữ lại tại nhà tù.

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHÀ TÙ SƠN LA

Nhà tù được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1908, nay thuộc phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Là một trong những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của nước ta, nơi đây được xem như một minh chứng hùng hồn cho nền lịch sử nước nhà, cất giữ nhiều di tích từ thời kháng chiến chống Pháp.

Nhà tù Sơn La - 2019

Được xây dựng kiên cố và vững chắc với bức tường xây bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.

Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Như một địa ngục đày đọa những người dân cộng sản yêu nước, đấu tranh đòi lại nền độc lập dân tộc.

Nhà tù Sơn La - nhà tù

Một chế độ bị áp bức bóc lột dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, nhà tù còn trở nên “đày đọa” hơn bao giờ hết với mỗi ngày hè nóng bức, như một cái hỏa thiêu sống những người chiến sĩ của nước ta.

Vào mùa đông, đợt gió mùa từ vùng núi rừng Tây Bắc lại lạnh buốt tới thấu xương, dịch bệnh kéo dài triền miên mà chẳng hề được chữa trị, thuốc men.

Hàng loạt người dân yêu nước đã bị bỏ mạng tại nơi đây trong suốt những năm tháng ấy, tội ác của thực dân Pháp càng ghi sâu vào lòng mỗi người dân nước ta.

Nhà tù Sơn La - ngày ấy

Vậy nhưng, không vì thế mà dân tộc hào hùng nước Việt chịu khuất phục dưới ách thống trị của bọn thực dân, vào năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời dưới sự đồng lòng chiến đấu của đông đảo nhân dân trên cả nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta vùng lên đấu tranh bằng nhiều cuộc nổi dậy, phản công khiến cho kẻ địch trở tay không kịp.

Trước tình thế đó, bọn chúng nghĩ đủ mọi cách để mở rộng các hệ thống nhà tù trên cả nước để đàn áp lại ý chí chiến đấu của nhân dân ta, đặc biệt chúng mở rộng hệ thống nhà tù tại Sơn La lên tới 2.170 m2 (ban đầu chỉ 500 m2).

Nhà tù Sơn La - đường đi

Nhiều cán bộ, đoàn tù bị thực dân Pháp đày lên nhà tù ở Sơn La để cai trị và dùng những biện pháp khắc nghiệt trừng trị. Nhưng càng khó khăn và gian khổ bao nhiêu thì những vị anh hùng dân tộc của nước ta lại càng sục sôi ý chí chiến đấu lại kẻ thù.

Nhà tù Sơn La - lối vào

Cuối năm 1939, các đồng chí Đảng viên trong nhà tù đã bí mật họp và bầu ra một bộ máy hoạt động cụ thể với những nhiệm vụ sau: đề ra phương án đấu tranh, lãnh đạo trong nhà tù để rèn luyện và đào tạo cán bộ, liên lạc và xây dựng cơ sở liên lạc bên ngoài nhà tù,…

Nhà tù Sơn La - cây đa

Tình hình bên ngoài nhà tù ngày càng chuyển biến thuận lợi kết hợp bộ máy vững chắc, được đào tạo bài bản bên trong nhà tù, che khuất được tầm mắt của chế độ thực dân, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa năm 1945 trong sự hân hoan của toàn thể dân tộc.

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ NHÀ TÙ SƠN LA

Sau hàng loạt những cuộc tàn phá xóa đi dấu vết tội ác của bọn thực dân và chiến tranh khốc liệt làm một phần của nhà tù đã bị phá hủy.

Nhà tù Sơn La - tàn phá

Nhà tù được coi như một trường học cách mạng của Đảng, của nước nhà. Nơi đào tạo ra những vị cán bộ Đảng vĩ đại, cống hiến và hi sinh hết lòng cho tổ quốc, độc lập của nước nhà.

Nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng cách nhà tù khoảng 400 m được gọi với tên là Nghĩa địa Gốc Ổi.

Trải qua nhiều lần tu sửa, tôn tạo, nghĩa trang gồm nhiều hạng mục như: sân, nhà quản trang, cổng, vườn cây, tượng đài, nhà bia, các phần mộ.

Các phần mộ tại nghĩa trang được thiết kế bao quanh đài tưởng niệm. Mộ đồng chí Tô Hiệu (Bí thư chi bộ nhà tù Sơn La) đặt tại vị trí trung tâm. Những bia mộ còn lại ghi danh sách 61 liệt sỹ có công thời đó.

Nhà tù Sơn La - nơi giam

Ngày nay, ở Sơn La vẫn còn giữ lại được những di tích đáng nhớ, để mỗi khi những du khách trong nước và nước ngoài mỗi lần ghé thăm phần nào được tận mắt chứng kiến nền lịch sử oai hùng của nước ta.

CÂY ĐÀO TÔ HIỆU

Biểu tượng gắn với người bí thư trung kiên với tổ quốc, mỗi dịp tết đến xuân về, cây đào lại nở những bông hoa rực rỡ như một lời chào hỏi tới những du khách tới tham quan nơi đây.

Nhà tù Sơn La - cây đào

Niềm vui về một nền hòa bình được lặp lại và giữ vững trên miền đất hình chữ S này.

CÂY ĐA BẢN HẸO

Đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc bí mật của chi bộ nhà tù Sơn La với Trung ương Đảng và các cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù ngày ấy.

Nhà tù Sơn La - di tích

Cây đa bản Hẹo mọc tự nhiên ở lưng chừng đồi, cao khoảng 25m, có kích thước lớn, đường kính chỗ rộng nhất lên tới 10m.

Di tích quốc gia đặc biệt là danh hiệu mà Đảng mà nhà nước đã trao tặng cho nhà tù năm 2004. Giờ đây, như một phần không thể thiếu trong những địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách tới tham quan.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here