Hà Nam nằm ở vùng Đồng Bằng sông Hồng Việt Nam. Nơi đây có khung cảnh trữ tình, mộc mạc, con người chân chất và rất mến khách. Bài viết “Kinh nghiệm du lịch Hà Nam” từ A – Z đã được Nếm TV tổng hợp lại, hy vọng sẽ là những kiến thức cần thiết cho chuyến đi của bạn.
Nội Dung Chính
Tổng quan về Hà Nam
Hà Nam thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt nam, có diện tích 860,5 km2 là một tỉnh có diện tích nhỏ xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố so với cả nước. Dân số Hà Nam là 811.216 người vào năm 2017, mật độ dân số là 954 người/km2.
- Phía Bắc Hà Nam giáp với Hà Nội
- Phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình
- Phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp với Nam Định
- Phía Tây giáp với tỉnh Hòa Bình
Địa hình Hà Nam thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây có địa hình đồi núi chiếm khoảng 20 %, còn phía Đông là địa hình đồng bằng với nhiều điểm trũng chiếm 80% diện tích.
Khí hậu Hà Nam có đặc điểm của vùng nhiệt đới gió mùa, được phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 9 hàng năm, còn mùa lạnh thì từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Tiềm năng du lịch Hà Nam
Hà Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch.
Hà Nam gần với Hà Nội với hơn 1h đi xe, giao thông đi lại giữa cách tỉnh cũng rất thuận lợi. Hà Nam có nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp, có nhiều hình thù kỳ lạ, thạch nhũ lấp lánh. Nơi đây còn phong phú tài nguyên du lịch nhân văn như các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống ,…
Hiện nay Hà Nam nổi tiếng với ngôi chùa Tam Chúc, một trong những ngôi chùa có khuôn viên rộng nhất thế giới, phá vỡ nhiều kỷ lục ở nước ta.
Du lịch Hà Nam vào mùa nào?
Thời tiết Hà Nam gần giống với thời tiết ở Hà Nội nên các bạn có thể thoải mái khám những địa điểm nổi tiếng ở Hà Nam. Tuy nhiên nếu các bạn muốn tham quan các địa điểm ở đây thì nên đi vào mùa thu, để tận hưởng không khí mát mẻ nơi đây.
Còn với những người yêu thích lễ hội, các nét văn hóa đặc trưng nơi đây thì nên đi vào tháng riêng với nhiều hoạt động ý nghĩa, trải nghiệm tuyệt vời nơi đây.
Du lịch Hà Nam – phương tiện di chuyển
Xe máy và Ô tô cá nhân
Hà Nam cách thủ đô Hà Nội khá gần nên rất dễ dàng di chuyển. Với xe máy và ô tô riêng của mình sẽ là phương tiện thuận lợi nhất cho các bạn đến với Hà Nam.
Từ trung tâm Hà Nội các bạn di chuyển theo quốc lộ 1A về phía Nam. Đoạn đường này khá nhiều xe lưu thông nên các bạn chạy nên chú ý và đi vừa phải. Còn xe máy các bạn nên chẩn bị đầy đủ bảo hộ và giấy tờ.
Xe khách
Có rất nhiều tuyến chạy Hà Nội – Hà Nam, các bạn có thể bắt xe ở bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Giáp Bát, thời gian chạy khoảng 50 – 80 phút (vì đi trong nội thành hay bị tắc đường).
Một số nhà xe uy tín là:
- Nhà xe Hồng Tâm: bến xe Giáp Bát – Phủ Lý – Bình Lục – Hà Nam, số điện thoại nhà xe: 0942.122.343
- Nhà xe Khánh Linh: bến xe Giáp Bát – Lý Nhân – Hà Nam, số điện thoại: 0983.210.206 – 0983.285.206
- Nhà xe Việt Anh: bến xe Giáp Bát – thị trấn Ba Sao – Hà Nam, số điện thoại: 0982.529.168 – 0936.076.266
- Nhà xe Phúc Lộc Thọ Limousine: Hà Nội – Phủ Lý – Hà Nam, số điện thoại: 02283656565
Xe bus
Tại Phủ Lý: Xe bus số 206, tần suất với 20 phút/chuyến, chuyến sớm nhất là 5h sáng từ Hà Nam đi và 18h tối từ Hà Nội Về. Chuyến cuối ngày từ 18h tối ở Phủ Lý đi Hà Nội và 19h tối từ Hà Nội về Phủ Lý.
Lộ trình của xe bus là: Liêm Chung – bến xe Phủ Lý cũ – ga Phủ Lý – Vườn hoa NC – cầu Ba Đa – cầu Giẽ – Cầu Vạn Điểm – Đỗ Xá – Tía – Thường Tín – ngã 3 Văn Điển – Bến xe Nước Ngầm – bến xe Giáp Bát và ngược lại.
Tàu hỏa
Các bạn cũng có thể đi đến Hà Nam bằng tàu hỏa, các bạn nên đặt vé qua hotline 19006469 của cục đường sắt Việt Nam. Giá vé sẽ giao động từ 65.000VNĐ đến 165.000VNĐ tùy vào chất lượng loại ghế mà các bạn chọn.
Phương tiện di chuyển tại Hà Nam
Xe máy
Các địa điểm du lịch ở đây không quá xe nhau nên di chuyển bằng xe máy sẽ là một lựa chọn tốt cho chuyến đi khám phá của mình. Vừa thoải mái thăm quan lại không gò bó thời gian. Đến nơi nào đẹp có thể check in luôn.
Thuyền đò
Với nhiều địa điểm di lịch cần phải dùng thuyền đò để bạn có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của Hà Nam.
Taxi
Taxi cũng là một phương tiện di chuyển thích hợp với những bạn đi cùng gia đình khoảng 4 đến 5 người. Taxi được gắn thiết bị đồng hồ tự động đếm tiền nên các bạn không lo lắng bị chặt chém.
Các địa điểm du lịch ở Hà Nam
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc hay còn gọi là khu du lịch Tam Chúc là một khu du lịch tâm lịnh hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Đây cũng chính là ngôi chùa lớn nhất của thế giới.
Chùa Tam Chúc có diện tích gần 5000 ha, bao gồm hồ nước rộng 1000 ha, núi đá rừng tự nhiên rộng 3000 ha, còn lại là các thung lũng, chùa có cảnh quan hùng vĩ: tiền lục nhạn, hậu thất tinh (phía trước chùa có 6 quả núi giữa hồ, đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).
Chùa Tam Chúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Không gian rộng lớn, tiếng chim ca vang như líu giữ bước chân của mọi du khách khi đến đây.
Hang Luồn – Ao Dong
Hang Luồn – Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng. Nơi đây tạo bởi các dãy núi cao, với rừng cây và rừng núi, đây là địa điểm sinh thái có giá trị lớn ở Hà Nam.
Hang Luồn – Ao Dong là sự kết hợp hài hòa của núi non, hang đá, cây cảnh, mặt hồ trong xanh ,…
Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, các bạn sẽ cảm nhận được không khí mát thoát ra từ trong hang, mặt hồ trong vắt, những vách đá được nhiều hình thù đặc sắc.
Vào bên trong hang sẽ là những thạch nhũ với nhiều hình kỳ quái, một bức tranh thiên nhiên huyền bí, độc đáo khiến nhiều du khách thích thú khao khát chiêm ngưỡng.
Chùa Long Đọi Sơn
Chùa Đọi Sơn hay còn được gọi là Long Đọi Sơn tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử thì chùa đã trở thành một danh thắng nổi tiếng. Thu hút đông đảo du khách đến đây chiêm bái mỗi năm.
Để lên đến chùa ta phải đi bộ 373 bậc thang bằng đá xẻ từ chân núi. Sau khi lên đến đỉnh núi thì trước mặt bạn là khung cảnh đồng bằng bao la, màu mỡ, con sông Châu Đốc uốn khúc ôm chọn cánh đồng phù nhiêu.
Trong chùa hiện này còn lưu giữ nhiều tượng phật có giá trị cao như: bức tượng phập Di Lặc bằng đồng được nằm ở chính diện, 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, bia đá Diên Linh, ngoài ra còn một số kiến trúc chạm khắc hoa ăn từ rất lâu đời.
Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh tọa trên vùng núi đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa có diện tích khoảng 10 ha và được xem là ngôi chùa cổ kính nhất miền Bắc.
Chùa là một tổng thể gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Bên trong chùa Bà Đanh thờ phật, Bồ Tát, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, tín ngưỡng thờ Tứ Phủ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Trong chùa Bà Đanh còn một số hiện vât độc đáo và có tuổi thọ lâu đời. Ngày nay chùa thu hút được rất nhiều du khách đến đây mỗi năm vì sự linh thiêng và tĩnh lặng của mình.
Đền Trần Thương
Đền Trần Thương nằm bên bờ sông Hồng, tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015.
Đền Trần Thương thu hút rất nhiều du khách đến chiêm bái mỗi năm, bởi sự linh thiêng và cổ kính của đền.
Đền Trần Thương nằm ở một khu đất rộng, biệt lập. Trong đền còn lưu giữ 202 di vật, cổ vật, đồ vật có giá trị nghệ thuật cao. Hàng năm đền còn tổ chức lễ hội vào tháng giêng và 20 tháng tám (âm lịch), đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất ở Hà Nam.
Kẽm Trống
Kẽm Trống cách Hà Nội gần 80km về phía Nam, gần quốc lộ 1A đoạn giữa địa phận của tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Kẽm Trống được công nhận di tích thắng cảnh quốc gia và năm 1962.
Kẽm Trống là một đoạn con sông Đáy, ở đây có nhiều ngọn núi cao thấp, có núi đá, núi đất tạo nên những thế núi độc đáo khác nhau. Từ những khung cảnh thơ mộng này Kẽm Trống đã được xuất hiện trong văn thơ Hồ Xuân Hương.
Ngôi nhà Bá Kiến
Ngôi nhà Bá Kiến ở làng Vũ Đại là một trong những hiện vật có tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Ngôi nhà đã hơn 100 tuổi và đây là một địa điểm thu hút nhiều khách đến DU LỊCH HÀ NAM.
Trải qua nhiều đời chủ thì giờ đây ngôi nhà được mở cửa tự do cho các du khách chiêm ngưỡng. Ngôi nhà cố có 3 gian được thiết kế truyền thống nông thôn Việt Nam, các cột trụ nhà đều bằng gỗ lim chắc chắn.
Lưu trú ở Hà Nam
Một số nhà nghỉ có chất lượng tốt được du khách đánh giá rất cao, dễ dàng di chuyển đã Nếm TV tổng hợp lại. Giá cả các phòng giao động từ 200.000VNĐ đến 350.000VNĐ. Khách sạn 3 sao trở lên có giá từ 800.000VNĐ đến 1.200.000VNĐ.
Khách sạn INCO 515.9
- Địa chỉ: Đường Lê Hoàn, Phủ Lý, Hà Nam
- Giá từ: 800.000VNĐ/phòng đôi
- Số điện thoại: 0351.6255159 – 0966885159
Mường Thanh Luxury Hà Nam
- Địa chỉ: ngã tư phía Bắc cầu Hồng Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam.
- Giá từ: 1.200.000VNĐ/phòng
- Số điện thoại: +84 226 362 2222
Khách sạn Hải Đăng
- Địa chỉ: 124 Lê Lợi, Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, Hà Nam
- Giá từ: 250.000VNĐ đến 300.000VNĐ/phòng
- Số điện thoại: 0351.384.3836 – 0912.028.931
Khách sạn Thiên Phú
- Địa chỉ: 106 phường Quang Trung, Phủ Lý, Hà Nam
- Giá từ: 500.000VNĐ/phòng
- Số điện thoại: 0351.3841.546
Khách sạn Bình Minh
- Địa chỉ: Đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam
- Số điện thoại: +84.351.385.1097
Khách sạn Hòa Bình
- Địa chỉ: Đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam
- Số điện thoại: +84.351.385.1005 – +84.351.385.1610
Đặc sản khi đi du lịch ở Hà Nam
Cá Kho làng Vũ Đại
Cá Kho làng Vũ Đại đã trở thành những một món ăn nổi tiếng, hấp dẫn nhiều du khách vì vị ngon, ngậy, bổ đã làm món cá kho trở nên đặc biệt. Để lại nhiều cảm xúc cho mọi người khi có dịp thưởng thức món ăn này.
Món cá kho được chế biến khá cầu kỳ, nguyên liệu chính để làm món cá kho này là cá chép đen nặng trên 5kg trở lên và 10 loại gia vị đi kèm. Cá được kho cho niêu đất được lấy từ các vùng như Nghệ An, Thanh Hóa. Cá được kho trong 14 tiếng đến 16 tiếng, luôn giữ nhiệt ổn định.
Cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng vang xa khắp nơi, hàng năm mỗi dịp tết đến xuân về, khách hàng mọi nơi đổ về để mua những niêu cá kho chất lượng để làm quà biếu cũng như tiếp khách.
Bánh cuốn Phủ Lý
Sự khác biệt để tạo lên nổi tiếng của bánh cuốn Phủ Lý là bánh cuốn được làm từ gạo tẻ ngon đạt chuẩn nên bánh có độ dẻo và mỏng. Bánh cuốn được ăn cùng với thịt siên nướng và nước chấm chua cay ngọt.
Khi ăn ta có thể cảm nhận được vị thơm ngon của thịt quyện vào với từng miếng bánh, vị thanh của nước chấm và rau sống. Thời tiết se lạnh thưởng thức một đĩa bánh cuốn thì quả thật rất tuyệt vời, khiến những người được thưởng thức mong một lần được ghé qua.
Bánh đa cá rô đồng Phủ Lý
Một món ăn các bạn không thể bỏ qua khi đến với mảng đất Phủ Lý, đó chính là món bánh đa cá rô đồng.
Bánh được tạo bởi những nguyên liệu đơn giản, thuần túy, cá rô vàng chiêm trũng, rau cải và bánh đa qua dự khéo léo của người nấu đã làm nên một ăn không thể lẫn ở đâu được.
Một tô bánh đa cá là sự kết hợp hoàn hảo của thịt cá rô đồng thơm, ngậy cùng với rau cải tươi ngon và bánh đa vừa giai vừa giòn, ăn hoài mà các bạn không cảm thấy vị ngán và chán.
Nếu các bạn có dịp đi qua Phủ Lý thì hãy ghé vào và thưởng thức món ăn dân gian ngon tuyệt này nhé.
Bún Tái Kênh
Ở Bình Lục – Hà Nam nổi tiếng với bún Tái Kênh. Ngày nay bún không chỉ được làm để phục vụ cho người dân quanh làng nữa mà còn cho các tỉnh lân cận.
Bún Tái Kênh có từ lúc nào thì người dân ở đây cũng không biết, chỉ biết từ bé đã được bố mẹ dậy cách làm bún và lớn lên đã thành thạo. Để làm bún Tái Kênh phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và từng nhà đều có những bí quyết làm bún riêng của mình.
Bún Tái Kênh rất trắng và không có chất bảo quản, tẩy trắng sợ bún. Khi ăn bún dai, có thể kết hợp với nhiều loại món khác nhau và làm tăng vể hấp dẫn của món ăn.
Bánh đa Điện Khê
Bánh đa Điện Khê là một món ăn đặc sản của quê hương Hà Nam, không chỉ người dân trong làng mà giờ đây đã nổi tiếng sang các tỉnh lân cận.
Bánh đa Điện Khê được nhiều nhiều yêu thích bởi bánh rất thơm, giòn, đậm đà và béo ngậy hơn các nơi khác. Đặc biệt có được sự khác biệt đó là công đoạn chọn nguyên liệu vừng, lạc, dừa rất kỹ càng. Sau đó là công đoạn chế đoạn kỹ càng và rất tỉ mỉ.
Nhân dân và chính quyền địa phương đang cố gắng cùng nhau tạo nên thương hiệu bánh đa Điện Khê trở thành một làng nghề nổi tiếng, cung cấp loại bánh đa chất lượng cho các tỉnh trên cả nước.
Bánh đa nem làng Chều
Bánh đa nem làng Chiều là một món đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, đây là một sản phẩm đặc sản của dân làng Chiều – Hà Nam. Bánh không chỉ nổi tiếng về chất lượng thơm ngon, đặc biệt mà bánh còn nổi tiếng vì lịch sử hình thành lâu đời của làng nghề.
Bánh được làm gạo tẻ được lựa chọn một cách kỹ lưỡng để bánh có một chất lượng tốt. Trải qua những giai đoạn như ngâm gạo, cho vào cối xay, làm chín bằng nồi áp suất, đem phơi sấy để hoàn thành sản phẩm.
Ngày nay bánh đa nem làng Chiều không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của người dân xung quanh, những vùng lân cận. Mà giờ đây bánh đa đã được có mặt trên khắp cả nước và được xuất khẩu đi một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ,…
Rượu Làng Vọc – Vọc Long Tửu
Nếu các bạn là một người thích rượu, muốn thưởng thức những loại rượu ngon thì đảm bảo đây sẽ là một địa điểm đúng đắn. Rượu Làng Vọc hay có tên gọi khác là Vọc Long Tửu, là một đặc sản nổi tiếng Hà Nam.
Để làm ra những giọt rượu thơm ngon quả không phải dễ. Công đoạn chọn nguyên liệu, lên men và cất rượu hết sức cầu kỳ và có những bí quyết riêng.
Rượu đạt độ chuẩn ngon cần có những yếu tố là: Rượu sau khi cất phải có mùi thơm nồng, khi uống sẽ cảm thây được vị tê tê ở đầu lưỡi và rất êm, sau khi uống ta sẽ cảm thấy nóng nóng bụng và không uống xong ta không cảm thấy đau đầu, chóng mặt.
Hy vọng bài “kinh nghiệm du lịch Hà Nam” từ A – Z sẽ là những tổng hợp bổ ích cho các bạn để có những thông tin cần thiết cho chuyến đi của mình. Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ và không quên đồng hành cùng Nếm TV để biết