Là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ – cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam, Nam Định nổi tiếng với những loại gạo ngon. Nhưng không chỉ có vậy, Nam Định còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử con người Việt Nam thời xưa trong các công trình đền, chùa, nhà cổ vô cùng đặc sản được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích.
Hãy để NếmTV giới thiệu những kinh nghiệm du lịch Nam Định vô cùng hữu ích dành riêng cho bạn nhé!
Nội Dung Chính
Vài nét tổng quan về Nam Định
Vị trí, đặc điểm địa lí
Nam Định là một tỉnh nằm phía Nam của khu vực Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp ba tỉnh Ninh Bình, Thái Bình và Hà Nam. Phần lớn diện tích của Nam Định là đồng bằng được chia thành ba vùng chính: Vùng đồng bằng thấp trũng, Vùng đồng bằng ven biển và Vùng công nghiệp dịch vụ.
Nam Định sở hữu mọt đường bờ biển tương đối dài dài 72 km cùng với hệ thống sông ngòi dồi dào với 4 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa Đáy của sông Đáy, cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn của sông Sò. Nhờ nguồn nước dồi dào và lượng phù sa phong phú, nơi đây trở thành một trong những tỉnh thành nông nghiệp phát triển nhất cả nước.
Nam Định còn vinh dự sở hữu 2 trong số 5 đa dạng sinh học được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng đầu tiên của Việt Nam bởi tổ chức UNESCO theo công ước RAMSA.
Lịch sử Nam Định
Theo những nghiên cứu khảo cổ thì đã có dấu ấn con người sinh sống ở Nam Định từ thời kì tiền sử. Các dấu tích hiện nay vẫn còn được lưu giữ tại các dãy núi thuộc huyện Vụ Bản và Ý Yên.
Nghề trồng lúa nước đã có lịch sử lâu đời tại Nam Định, bắt đầu từ thời vua Hùng giữ nước và phát triển thành một trung tâm nông nghiệp lớn trong cả nước ở trong suốt thời kì Bắc thuộc. Đây cũng là cái nôi của những người con hiếu học với 22 tiến sĩ và vị trạng nguyên nổi danh Lương Thế Vinh.
Thời điểm thích hợp đến đến du lịch Nam Định
Nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng với khí hậu dễ chịu, bạn có thể đến du lịch Nam Định vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên với kinh nghiệm du lịch Nam Định của mình thì đây là những thời điểm bạn nên đến du lịch nơi đây:
Nếu bạn muốn tận hưởng không khí trẩy hội vô cùng náo nhiệt của nơi đây thì bạn nên đến du lịch Nam Định vào đầu xuân nga sau tết âm lịch.
Nếu muốn đi biển hoặc khám phá các vườn quốc gia và khu du lịch sinh thái ở Nam Định thì bạn nên lên kế hoạch bắt đầu hành trình trong khoảng từ tháng 3 tới tháng 5 hàng năm. Lúc này thời tiết đã ấm lên và có nắng ấm rất thích hợp cho các hoạt động dã ngoại vui chơi ngoài trời.
Kinh nghiệm phương tiện du lịch Nam Định
Xe khách
Bạn có thể bán các tuyến xe về Nam Định từ các bến xe lớn của Hà Nội như bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, … với giá dao động trong khoảng 80.000đ/người.
Xe máy
Kinh nghiệm du lịch Nam Định bằng xe máy thì có thể đi theo cung đường sau: Từ Pháp Vân – Cầu Giẽ đi khoảng 32 k trên đường cao tốc thì rẽ sang hướng quốc lộ 1A tới thị xã Phủ Lý. Đi hết thị xã Phủ Lý thì rẽ trái sang đường 21 khoảng 30 km là tới địa phận của thành phố Nam Định.
Kinh nghiệm du lịch Nam Định khi lưu trú
Lakeside Hotel Nam Dinh
Địa chỉ: 168 đường Hùng Vương, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định
Giá phòng: 380.000đ – 760.000đ/phòng
Ruby Hotel
Địa chỉ: Số 118 phố Bắc Ninh, Phường Nguyễn Du, Thành phố Nam Định
Giá phòng: 290.000đ/phòng
Luxury Hotel Nam Định
Địa chỉ: Số 46 đường Thái Bình, Thành phố Nam Định
Khách sạn Bình Tân
Địa chỉ: 551 Trần Thái Tông, Phường Lộc Vượng, TP Nam Định
Khách sạn Công Đoàn Thịnh Long
Khách sạn Minh Hải
Các địa điểm chắc chắn phải đến khi đi du lịch Nam Định
Các bãi biển tại Nam Định
Bãi biển Quất Lâm
Du lịch biển luôn luôn thú vị! Và nếu bạn là người yêu thích hoạt động này thì không thể bỏ qua biển Quất Lâm của tỉnh Nam Định rồi.
Đúng chất của biển cả, nơi đây có hai thời khắc đẹp nhất là bình minh và hoàng hôn. Nếu khám phá Quất Lâm vào mùa hè bạn còn được đắm mình trong làn nước mát rượi với màu cacao đặc trưng mặn mòi của biển cả.
Bãi biển Thịnh Long
Thịnh Long là bãi biển nổi tiếng ở Nam Định với vị mặn của nước biển khá cao và quanh năm sóng lớn. Điều hấp dẫn ở biển này là có bờ cát dài và vô cùng mềm mịn.
Bạn sẽ không thể bỏ qua các hoạt động như bơi lội và các trò chơi trên biển như bóng chuyền, cắm trại và tắm nắng,…
Những hàng phi lao cuốn theo chiều gió biển sẽ đem lại cho bạn một cảm giác tuyệt vời khi bạn đến với bãi biển Thịnh Long. Để bạn có thể hiểu rẳng: Đến biển không đơn thuần là tắm mát mà còn là nghỉ dưỡng.
Cồn Lu – Cồn Ngạn
Cồn Lu – Cồn Ngạn ở Nam Định hấp dẫn bởi nó có hệ sinh thái động – thực vật rất đa dạng. Vào mỗi mùa đông, có hàng ngàn cho đến hàng vạn loài chim di cư đến để tránh rét tạo nên không gian vo cùng kì thú, hấp dẫn và chỉ có ở cồn này!
Không chỉ là nơi di cư cho chim tránh rét mà hai cồn này còn có nhiều loài động – thực vật quý hiếm, được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm đi trên thuyền để khám phá hệ sinh thái đa dạng ở Cồn Lu – Cồn Ngạn mà không hề mất phí.
Cánh đồng muối Hải Hòa – Hải Hậu
Có một điểm nhấn tuyệt vời ở Nam Định là nổi tiếng bao đời với nhiều cánh đồng muối trải dọc bờ biển. Nổi bật trong đó là cánh đồng muối ở Hải Hòa – Hải Hậu.
Hình ảnh những người dân lao động đang oằn mình làm trên cánh đồng muối vào những ngày nóng oi ả làm cho bạn cảm thấy trân trọng những giá trị lao động hơn và thêm yêu những con người chịu thương, chịu khó.
Các nhà thờ ở Nam Định
Nhà thờ đổ Hải Lý
Nhà thờ này còn có tên gọi khác là nhà thờ Trái Tim và nằm bên bờ biển Xương Điền. Nhà thờ đổ Nam Định nằm ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Đây thực chất là nhà thờ đã bị đổ và bỏ hoang thế nhưng nó lại hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Với sự hoang sơ và tuyệt diệu của ngôi nhà thờ này sẽ khiến bạn không thể không “pose” cho mình một bức ảnh.
Với sự bí ẩn và kì vĩ, vẻ đẹp của nhà thờ đổ Hải Lý chắc chắn sẽ còn thu hút khách du lịch gần xa.
Nhà thờ Đông Cường
Tọa lạc ở thị trấn Yên Định, Đông Cường là một trong số ít nhà thờ được tạo dựng bằng kết cấu gỗ và xây dựng vào thời Pháp thuộc. Nhà thờ gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Nam Định.
Độc đáo của nhà thờ là sử dụng nguyên liệu bằng gỗ với chất liệu kết dính không phải là đinh mà chính là bằng mộng – cách cấy ghép gỗ độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản – vô cùng chắc chắn và đẹp đẽ.
Và cũng chính sự pha trộn của hai nét văn hóa kiến trúc này đã làm cho nhà thờ Đông Cường có một nét đẹp riêng và thu hút nhiều khách du lịch.
Tòa giám mục Bùi Chu
Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78m, rộng 22m và cao 15m, nơi đây thường gắn liền nhiều sự kiện quan trọng.
Vương cung thánh đường Phú Nhai
Vương cung thánh đường tựa trời Âu mang tên nhà thờ Phú Nhai được xem là một trong những nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Đông Nam Á.
Tòa thánh đường uy nghi, lộng lẫy đứng sừng sững giữa một vùng trời Nam Định tọa lạc tại trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km.
Tính đến nay tại Việt Nam mới chỉ có 4 nhà thờ được công nhận danh hiệu Tiêu Vương cung Thánh đường đó là: Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ La Vang tại Huế, nhà thờ Phú Nhai ở Nam Định và nhà thờ Sở Kiện ở Hà Nam. Vào dịp giáng sinh, nơi đây thu hút rất nhiều công giáo và ngay cả khách du lịch cũng đến đây tham quan và một lần chiêm ngưỡng công trình đồ sộ này.
Các đền chùa ở Nam Định
Tháp – Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh cùng cổ Tháp Phổ Minh tọa lạc giữa khoảng mênh mông đồng nội của tỉnh Nam Định cho đến nay đã tồn tại được 700 năm.
Nơi đây là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời “Hào khí Đông A” nhà Trần và đã từng xuất hiện trên mặt sau của tờ tiền 100 đồng Việt Nam.
Ngôi chùa này cũng từng là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông – vị vua hiền có công trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 và là vị tổ đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm lựa chọn làm địa điểm tu hành khi mới xuất gia.
Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng của Nam Định mà còn có giá trị nằm trong “hàng đầu” của danh lam thắng cảnh nền văn hóa châu thổ Sông Hồng.
Đúng như tên gọi, đây là một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lý, trước có tên là “Thần Quang” nằm ở thị trấn cùng tên của huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định.
Theo văn bia chùa Cổ Lễ còn ghi chép, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tôn, ngoài thờ Phật còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, dấu tích cổ xưa dần mờ phai theo năm tháng.
Phủ Dày
Đây là một phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh – một trong “Tứ đại bất tử” của Việt Nam nằm trên địa bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tên gọi của phủ xuất phát từ ý nghĩa “Đền lớn ở làng Kẻ Dày”.
Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở cửa sông Ba Lạt và là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với Nam Định.
Là một vườn quốc gia, nơi đây cũng có hệ sinh thái động – thực vật phong phú và thiên nhiên kì thú, không khí trong lành.
Chợ Viềng
Chợ Viềng không đơn thuần chỉ là một phiên chợ ngày Tết mà còn là điểm giao lưu văn hóa cộng đồng cho du khách mỗi khi ghé thăm mảnh đất Nam Định. Phiên chợ này diễn ra tại thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Ðịnh.
Hàng năm vào đêm mồng 7 rạng sáng ngày mồng 8 tháng Giêng theo lịch âm, người dân khắp nơi lại nô nức kéo nhau không hẹn mà gặp tại chợ Viềng Nam Định để mua bán cầu may sẵn sàng cho năm mới.
Những món ăn nhất định phải thử khi du lịch Nam Định
Phở bò
Nhắc đến đặc sản Nam Định thì chắc chắn câu trả lời đầu tiên sẽ là phở bò. Du khách nào ghé thăm Nam Định cũng không quên ăn thử món phở bò.
Hiện nay, phở bò gia truyền là món ăn nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước, nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở bò Nam Định thì bạn mới có thể cảm nhận được những nét riêng đặc trưng, hương vị không lẫn đi đâu được.
Sợi bánh phở Nam Định nhỏ và mềm, thịt bò mềm, ngọt vị thịt, kết hợp với nước dùng khiến cho du khách đã thử một lần khó mà quên được. Nói về hương vị nước dùng ở Nam Định không có nơi nào giống nơi nào cả, vì mỗi gia đình sẽ có một công thức gia truyền khác nhau.
Nem mắm Giao Thủy
Có từ rất lâu đời và mặc dù đã trải qua bao thăng trầm biến cố nhưng cho đến nay, nem nắm Giao Thủy vẫn được coi là đặc sản Nam Định nổi tiếng. Đây là một món ăn gắn liền với người dân Nam Định mà du khách nào đến đây cũng sẽ mua về làm quà.
Nguyên liệu chế biến nem không hề đơn giản. Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân mỡ, sau đó đem nhúng nước sôi cho chín tái rồi trộn đều cùng các loại gia vị như nước mắm, tiêu, tỏi, ớt sao cho vừa miệng.
Thính đạt chuẩn phải có màu vàng đều, không quá cháy, quyện chặt lấy từng sợi bì.
Du khách khi ăn chỉ cần cuốn nem vào lá sung có vị chát, thêm một chút rau thơm, nhất là rau đinh lăng rồi chấm với chén nước mắm thơm ngon, đậm đà.
Bún đũa Thành Nam
Bún riêu cua, bún bò Huế, bún cá Nam Định là những cái tên không hề xa lạ với khách du lịch. Nhưng khi nhắc đến bún đũa Thành Nam thì có khá nhiều người lấy làm lạ, tò mò, thích thú về món ăn với tên gọi lạ lẫm này.
Bún đũa Thành Nam chỉ có ở Nam Định. Sợi bún to bằng đầu đũa, trắng, mềm nhưng không hề nhũn mà rất chắc sợi. Bát bún với nước dùng đậm đà, vị thanh thanh của gạch cua ăn kèm cùng với một ít giá và rau sống sẽ làm xiêu lòng kể cả những du khách kén ăn nhất.
Xôi xíu
Xôi xíu có thể là một món ăn khá lạ lẫm đối với những người lần đầu tiên đặt chân đến Nam Định, tuy nhiên đây lại làm một đặc sản nổi tiếng nhất nhì của nơi này.
Xôi xíu gồm xôi trắng ăn kèm với lạp xưởng và thịt xá xíu mềm, nóng hổ, hòa quyện với thứ nước sốt thơm ngon đậm đà mà mỗi hàng quán đều bí quyết riêng, không thể lẫn với bất cứ món xôi nào khác. Du khách khi ăn sẽ phải suýt xoa vì mùi thơm của gạo nếp, vị bùi bùi ngọt của lạp xưởng và thịt xá xíu cộng thêm vị cay cay, đậm đà của nước sốt.
Bánh cuốn Làng Kênh
Bánh cuốn là món ăn đặc sản lâu đời của người dân Nam Định, nổi tiếng nhất là bánh cuốn Làng Kênh. Du khách sẽ bị cuốn hút không chỉ bởi mùi thơm của bánh cuốn nóng hổi mà còn bởi cách làm nên món bánh cuốn lâu đời này.
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu mình kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều.
Du khách khi thưởng thức chỉ cần thêm vào vài lát chả quế, rắc lên trên một chút hành phi, rồi chấm miếng bánh cùng nước chấm chua ngọt, cay cay vị ớt là có thể cảm nhận được hương vị truyền thống của bánh cuốn Làng Kênh.
Món ăn qua bao đời vẫn được người dân nơi đây gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.
Bánh xíu páo
Bánh xíu páo là món ăn quen thuộc, dân dã, có nguồn gốc từ những gia đình người Hoa trước đây định cư tại Nam Định. Chiếc bánh xíu páo nhỏ xinh là thức quà ăn sáng quen thuộc của biết bao thế hệ học sinh Nam Định mà chắc hẳn ai rời xa nơi đây cũng nhớ về.
Vỏ bánh xíu páo gần giống vỏ bánh pía, nhưng có phần thơm và mềm hơn, được nhào nặn cẩn thận từ bột mì và có thể bóc ra từng lớp mỏng. Nhân xíu páo gồm có thịt xá xíu, mộc nhĩ, mỡ heo cùng một số gia vị đặc trưng của người Nam Định.
Bánh xíu páo phải chiên cho tới khi lớp vỏ chuyển sang màu vàng ruộm, ăn ngay khi còn nóng thì mới cảm nhận hết được hương vị của bánh. Khi bánh mới ra lò, tỏa ra mùi hương đặc trưng khiến du khách khó lòng mà cưỡng lại được.
Về với miền đất Nam Định, đừng quên lưu lại những bức hình đáng nhớ trong chuyến đi của mình nhé! À, hãy chia sẻ những tấm hình đó với Nếm nữa nhé ^^