Chùa Bà Châu Đốc được tọa ở chân núi Sam, nơi đây là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của An Giang, hàng năm thu hút rất nhiều lượt khách đến chiêm bái.
Nội Dung Chính
Chùa Bà Châu Đốc ở đâu?
Tọa ngay dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa Bà Châu Đốc là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc tâm linh độc đáo của tỉnh An Giang.

Nguồn gốc của chùa Bà Châu Đốc
Cách đây khoảng 200 năm về trước, tượng bà Châu Đốc đã được người dân phát hiện ra và đưa bà xuống núi. Nhiều trai tráng trong làng không thể khiêng bức tượng lên được, nghe theo lời nói của “cô đồng” thì dùng 9 cô gái đồng trinh và kiêng bức tượng này.

Đi đến nơi chùa hiện tại thì không được nữa nên mọi người đã dựng chùa ở đây để thờ cúng.
Đường đến chùa Bà Châu Đốc
Từ thành phố Hồ Chí Minh đến chùa Bà Châu Đốc:
- Bắt đầu từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi vào đường Trường Chinh qua cầu Tham Lương – rẽ vào đường Phạm Văn Hớn, chạy khoảng 2,5km thì rẽ trái tại ngã tư Bà Điểm vào QL1/xa lộ Đại Hàn. Đi khoảng 8km thì rẽ vào đường Tân Tạo – Chợ Đêm, chạy thêm 9km thì rẽ phải vào đường ĐCT thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương/ĐCT01.

- Thẳng quốc lộ chạy rẽ trái vào đường QL62 – hướng phải vào đường ĐT837 – đi thẳng đường ĐT837 thì vào địa phận tỉnh Đồng Tháp – vào đường ĐT844 đi 45km thì rẽ vào QL30, từ QL 30 – TL945 – ĐT951, sau đó đi qua phà là đến Châu Đốc
Ngoài ra bạn có thể ra bến xe miền tây tại Q.Bình Tân để bắt xe khách về Châu Đốc. Giá vé trung bình của tuyến này là 125.000đ của một số nhà xe uy tín như: Hùng Cường, Kim Cương, Huệ Nghĩa,…
Quá trình tôn tạo chùa Bà Châu Đốc
Ban đầu miếu bà chúa núi Sam được cất dựng đơn sơ bằng lá tre, nằm ở vùng phía Bắc núi Sam, miếu được quay lưng về phía núi và hướng ra con đường và cánh đồng.
Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và được lập ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây rộng phòng khách và làm hàng rào nhà chính điện.

Từ năm 1972 – 1976, ngôi miếu được xây dựng lại toàn bộ, mang dáng vẻ đến ngày nay.
Chùa Bà Châu Đốc có gì?
Lối kiến trúc độc đáo
Không chỉ nổi tiếng cầu được ước thấy thì ngôi chùa Bà Châu Đốc còn có một lối kiến trúc độc đáo. Lối kiến trúc độc đáo này được 2 nhà kiến trúc sư tài ba là Huỳnh Kim Mãng, Nguyễn Bá Lăng thiết kế.

Kiến trúc này có dạng chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng bông sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, gói mái thu nhọn vào uốn cong như đầu thuyền. Các phòng trong miếu gồm chính điện, võ ca, phòng khách, phòng y tế ,…

Các tượng được trạm trổ tinh tế với những câu đố hoành phí màu vàng son.
Tượng Bà Châu Đốc
Tượng Bà bằng bệ đá có chiều ngang là 1,6m, chiều dài là 0,3m, chính giữa có một lỗ vuông cạnh 0,34, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.

Tượng bà Châu Đốc được đặt chính giữa điện, phía trước là bàn thờ hội đồng, tiền hiền và hậu hiền ở hai bên, bàn thờ cô bên phải, và một cục đá Linga cao khoảng 1,2m.
Chùa Bà Châu Đốc nắm giữ một số kỷ lục: Tượng bà bằng đá thạch sa xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất. Hiện nay chùa Bà Châu Đốc trở thành địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất của An Giang cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Một số lưu ý khi đến chùa Bà Châu Đốc
- Chùa Bà Đốc rất đông và dịp lễ tết cũng như cuối tuần. Du khách muốn thong thả đến chùa thì nên đi vào đầu tuần hoặc giữa tuần.
- Cẩn thận đồ đạc và ví tiền để tránh bị móc túi, bảo vệ tài sản riêng của chính mình
- Nên hỏi giá trước khi mua, vì tình trạng chặt chém xảy ra rất thường xuyên.
Chùa Bà Châu Đốc là một trong những ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo của An Giang. Không những thế chùa còn rất linh thiêng, cầu được ước thấy. Nếu có dịp đến An Giang thì các bạn hãy ghé qua ngôi chùa này nhé và không quên đồng hành cùng Nếm TV để biết thêm nhiều địa điểm du lịch khác.