Ngất ngây với 9+ món ăn đặc sản Nghệ An

Đặc sản Nghệ An - đặc sản

Vùng đất Nghệ An không chỉ thu hút khách du lịch bởi những vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình, non xanh nước biếc mà còn nổi tiếng với những món ăn mang những nét đặc trưng của xứ Nghệ. Những món ăn đặc sản Nghệ An đều mang hương vị dân dã, mộc mạc những lại cực kỳ hấp dẫn, gây thương nhớ cho những người con xa xứ.

Hãy cùng NếmTV điểm qua về những món ăn đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi ghé thăm Nghệ An nhé!

Nhút Thanh Chương

Người ta có câu “Nhút Thanh Chương – Tương Nam Đàn” để nói về hai món đặc sản nổi tiếng nhất vùng đất xứ Nghệ. Ở Nghệ An nói chung và Thanh Chương nói riêng, nhút là món ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình.

Món ăn này được làm từ mít xanh hoặc xơ mít chín và muối trắng.

Đặc sản Nghệ An - nhút
Nhút Thanh Chương là một trong những món ăn đặc sản Nghệ An nổi tiếng nhất

Mít non sau khi hái xuống sẽ được người dân ở đây đem đi gọt vỏ ngoài rồi dùng lá chuối khô lau sạch hết nhựa. Sau đó, mít được băm thành sợi nhỏ, cho vào cối giã, ngâm nước muối rồi vắt. Tiếp đó, người ta bỏ mít vào vại sành, đậy lên trên một chiếc nắp đan bằng nứa, chặn đá, đổ tiếp nước muối, ủ khoảng 3 đến 6 ngày là dùng được.

Nhút có thể ăn chấm nước mắm, làm nộm, xào, nấu canh. Với món ăn này có một loại rau thơm không thể thiếu chính là lá kinh giới.

Tuy được làm bằng những nguyên liệu đơn giản nhưng nhút Thanh Chương lại hấp dẫn rất nhiều bởi hương vị chua chua, giòn giòn khi ăn rất lạ miệng.

Đặc sản Nghệ An - làm quà
Món ăn này thường được du khách mua về ăn dần hoặc làm quà

Tương Nam Đàn

Đã nói đến “nhút Thanh Chương” thì không thể bỏ qua “tương Nam Đàn”. Tương Nam Đàn có hai loại mặn và ngọt. Tương mặn dùng ăn hàng ngày, tương ngọt được cho vào những chĩnh nhỏ để làm quà biếu.

Đặc sản Nghệ An - nam đàn
Đã nhắc đến “nhút Thanh Chương” thì không thể bỏ qua “tương Nam Đàn”

Những nguyên liệu chính để làm tương thường vô cũng gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: đậu nành, nếp, ngô, muối và nước.

Ngô và đậu rang, xay, ngâm rồi phơi (ngô không ngâm, ủ với lá nhãn làm mốc), đặc biệt đậu chỉ xay hoặc giã vỡ đôi, vỡ ba, chứ không vỡ vụn như tương bần miền Bắc.

Màu của tương không có màu nâu như tương bần, mà có màu vàng óng sánh như mật ong.

Đặc sản Nghệ An - nguyên liệu
Những nguyên liệu chính để làm tương rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày

Cháo lươn Vinh

Nhắc đến các món ăn đặc sản Nghệ An, thì không thể không kể đến món ăn trứ danh xứ Nghệ “cháo lươn Vinh”. Cháo lươn Vinh được nhiều người ưa thích bởi hương vị cay nồng đặc trưng, thịt lươn vàng óng, mềm ngọt, thấm đẫm gia vị.

Đặc sản Nghệ An - cháo lươn
Cháo lươn Vinh – món ăn đặc sản trứ danh xứ Nghệ

Muốn có được một bát cháo ngon thì phải đảm bảo thịt lươn mềm, thấm đẫm gia vị. Và đặc biệt, khi ăn không thể thiếu rau răm – loại rau thơm tạo nên hương vị đặc trưng của cháo lươn Vinh.

Mùi thơm từ bát cháo lươn nóng hổi khiến không ai có thể kiềm lòng được, ai đã có cơ hội ăn thử một lần là sẽ nhớ mãi.

Bánh đa Đô Lương

Dù bánh đa phổ biến ở nhiều vùng miền trên khắp cả nước nhưng bánh đa Đô Lương (Nghệ An) vẫn được nhiều người nhắc đến khi nói về bánh đa ngon. Bánh đa một món nhậu quen thuộc vào những dịp hội họp bạn bè của người dân xứ Nghệ.

Đặc sản Nghệ An - bánh đa
Bánh đa Đô Lương vẫn thường được nhiều người nhắc đến khi nói về nhiều loại bánh đa ngon

Bánh đa Đô Lương được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Nguyên liệu tuy đơn giản, dễ kiếm nhưng để có một chiếc bánh ngon đòi hỏi rất nhiều công đoạn, yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ làm bánh.

 | Bạn có thể tìm hiểu thêm: Top 5+ món ăn đặc sản Nam Định vừa nhắc đến là chỉ muốn ăn ngay

Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn cùng mè đen, tỏi giã nhỏ, hạt tiêu được xay mịn và những gia vị vừa đủ, sau đó được đem tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho lên giá phơi cho đến khi khô giòn.

Bánh đa Đô Lương là thứ bánh dân dã, dù ăn riêng hay ăn kèm với những món khác vẫn đều rất thích hợp.

Đặc sản Nghệ An - công đoạn
Các công đoạn làm bánh đa khá cầu kỳ, yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận

Bánh mướt Diễn Châu

Cũng gần giống như loại bánh cuốn ngoài Bắc, bánh ướt miền Nam, thức bánh đặc sản Nghệ An này cũng mang một hương vị rất riêng, không thể lẫn vào đâu. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ. Gạo sau khi ngâm nước sẽ được vớt ra, đem đi xay nhuyễn rồi ủ trong nhiều giờ liền.

Đặc sản Nghệ An - bánh mướt
Bánh mướt Diễn Châu – thức bánh đặc sản của người dân xứ Nghệ

Bánh mướt Diễn Châu dài bằng ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh ướt thường được ăn kèm với thịt nướng, chả lụa và một bát nước mắm chấm vắt thêm chanh và vài lát ớt thái mỏng là đã mang lại đầy đủ hương vị riêng của xứ Huế.

Tại Diễn Châu có rất nhiều làng bánh mướt. Vì làng nằm gần chợ Sa Nam (Nam Đàn) nên bánh mướt làm ra thường xuyên được đem bán ở đây.

Đặc sản Nghệ An - chả giò
Bánh mướt thường được ăn kèm mới thịt nướng, chả giò,…

Khoai xéo

Khoai xéo là một món ăn dân dã, đặc trưng, gắn bó với biết bao người con của xứ Nghệ. Để làm khoai xéo, sau khi thu hoạch, người ta chọn những củ khoai ngon, nhiều bột nhất rồi đem đi rửa sạch, sau đó cát lát mỏng, đem đi phơi cho đến khi khoai khô giòn thì bỏ vào chum vại, đậy kín và để ăn dần.

Đặc sản Nghệ An - khoai xéo
Khoai xéo là một món ăn dân dã, gắn bó mật thiết đối với người dân Nghệ An

Gọi là khoai xéo bởi khi nấu chín, ta phải dùng tới mỗi tay ba chiếc đũa để xéo khoai, xéo cho tới khi khoai tơi thành bột mới thôi. Mỗi khi mùa đông về hay mưa rét thì người ta đem một ít ra nấu. Giữa tiết trời lành lạnh mà có một bát khoai xéo ăn thì thật ấm lòng biết bao nhiêu.

 | Khám phá đặc sản ở một vùng quê khác: Sủi Dìn Hải Phòng

Chịn xồm

Chịn xồm là món thịt chua của người Thái (Nghệ An). Để làm món chịn xồm, có thể lấy thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, chọn miếng thịt nạc, không có mỡ cắt thành từng miếng bằng lòng bàn tay.

Sau đó đem nhúng qua nước sôi cho săn tái mặt ngoài, rồi vớt ra, để ráo nước, mới thái mỏng ngang thớ thịt. Cho muối vào đảo đều để ướp. Sau đó, cho thịt vào ống nứa, nút ống lại bằng lá chuối rồi bỏ lên gác bếp để lấy hơi lửa.

Trong môi trường nhiệt độ cao vừa phải, thịt lên men sẽ “chín” và có vị chua.

Đặc sản Nghệ An - chịn xồm
Chịn xồm thường được ăn kèm với lá sung, húng quế và lá chanh

Khi ăn, người ta thường gắp bỏ miếng thịt vào cái loại lá thơm như lá chanh, sung, húng quế,… rồi đem chấm với nước mắm tiêu ớt. Miếng thịt đỏ hồng, khi ăn có bị chua, bùi bùi, thơm ngon khó tả.

Cháo canh

Cháo canh dường như đã trở thành “thương hiệu” không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến Nghệ An. Cháo canh được làm từ bột mì, sau khi nhào nặn thật nhuyễn sẽ cán thành bột và cắt thành những sợi nhỏ tròn, nhỉnh hơn đầu đũa một chút.

Một trong những phần quan trọng để làm cháo canh ngon và thu hút người ăn đó chính là nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương, có vị ngọt nhẹ.

Đặc sản Nghệ An - cháo canh
Cháo canh dường như đã trở thành “thương hiệu” cho ẩm thực Nghệ An

Cháo canh được ăn cùng tôm và thịt băm. Trước khi múc cháo canh ra tô chỉ cần thêm một chút hành lá và sa tế vào là đủ để cho du khách “đứng ngồi không yên”.

Mực nháy nướng Cửa Lò

Đến với vùng biển Cửa Lò đầy nắng gió của xứ Nghệ thì đừng quên thưởng thức món mực nháy nướng giòn tan.

Những con mực do ngư dân đánh bắt vẫn còn rất tươi ngon, được các đầu bếp chế biến rồi nướng trên bếp lửa để du khách có thể thưởng thức ngay tại chỗ sau một ngày dài vui chơi, tắm biển.

Đặc sản Nghệ An - mực nháy
Những con mực được ngư dân đánh bắt vẫn còn rất tươi ngon

Mực tươi được nướng lên vừa giòn vừa ngọt, khi ăn chỉ cần thêm một chút tương ớt hoặc muối tiêu chanh là đã đủ vị.

Hiện nay, mực nháy nướng ở Nghệ An đang nằm trong top 10 đặc sản hải sản Việt Nam.

Đặc sản Nghệ An - thưởng thức
Mực nháy có thể được chế biến ngay tại chỗ để cho du khách thưởng thức

Cam xã Đoài

Cam xã Đoài có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước, nguồn giống chọn lọc sạch, không sâu bệnh. Cam thường chín rộ vào dịp trước Tết nhưng ngay từ tháng 10, tháng 11 âm lịch đã có nhiều người đặt mua.

Đặc sản Nghệ An - xã đoài
Cam xã Đoài được rất nhiều người đặt mua dịp trước Tết

Cam khi chín có màu vàng sẫm, thoang thoảng một mùi hương đặc biệt, khi bổ ra các múi cam có màu vàng óng. Cam có thể đem ngâm với rượu để rượu có vị ngọt thanh hoặc dùng làm món ăn bồi bổ sức khỏe hằng ngày.

Đặc sản Nghệ An - vàng óng
Khi bổ ra, các múi cam có màu vàng óng

Trên đây là một số gợi ý về đặc sản Nghệ An mà mình muốn gửi đến cho bạn. Hãy lên đường trải nghiệm và chia sẻ cho chúng mình những cảm nhận, khoảnh khắc đáng nhớ của bạn nhé!

Cảm ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ NếmTV!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here