Đi chùa Hương – trẩy hội đầu xuân mới

Đi chùa Hương Tết 2019

Đầu năm đi chùa Hương trẩy hội dường như đã trở thành một điều bắt buộc của nhiều du khách thập phương. Bởi đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.

Hãy cùng NếmTV bỏ túi những lưu ý nho nhỏ khi đi chùa Hương để có được một chuyến vãn cảnh thật trọn vẹn nhé!

Nên đi chùa Hương vào thời gian nào?

Đi chùa Hương trẩy hội

Hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lich. Đây là lễ hội lớn nhất của Du lịch Hà Nội hay có thể coi là lớn nhất Việt Nam. Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.

Vậy nên nếu muốn đi chùa Hương thăm thú lễ hội thì đây chính là thời gian lí tưởng.

Đi chùa Hương mùa lễ hội
Chùa Hương mùa lễ hội

Bạn sẽ được tận hưởng không khí nô nức trẩy hội. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa cũng được tổ chức hết sức nhộn nhịp như hội bơi thuyền, le núi, hát chèo đò, hát văn, …

Tuy nhiên, vì đây là dịp đầu xuân năm mới, người đi bái Phật cầu an khá đông. Lượng khách du lịch đổ với vô cùng lớn gây quá tải. Vậy nên trong thời gian nhạy cảm này, chất lượng dịch vụ xuống dốc, tình hình an ninh trật tự cũng khó được đảm bảo.

Vãn cảnh chùa Hương mùa tan hội

Nếu đi chùa Hương với mục đích vãn cảnh thì bạn có thể đi vào các thời điểm khác trong năm. Thời điểm đẹp nhất đặt chân đến chùa Hương chính là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông” – đầu hè sang thu. Thời gian này không phải là mùa lễ hội nên bạn có thể thong thả ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ nơi đây và cảm nhận được sự yên tĩnh linh thiêng của chốn của Phật mà không lo bị chen chúc, mất thời gian.

Đi chùa Hương 2019
Chùa Hương mùa tan hội đã bớt đông đúc

Cuối tháng 10 đầu tháng 11 cũng là một thời điểm khá lí tưởng để đến thăm chùa Hương. Đây là mùa hoa súng nở rực rỡ trên suối Yến. Hai bên dòng là những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng lí tưởng cho những bức ảnh tuyệt đẹp.

Đường nào đến chùa Hương?

Vì chùa Hương ở ngay gần trung tâm thành phố nên bạn có thể di chuyển một cách thoải mái bằng các phương tiện phổ biến như ô tô, xe buýt hay xe máy.

Đối với các bạn sinh viên thì xe máy chính là phương tiện di chuyển phù hợp nhất vì quãng đường ngắn và thời gian đi từ trung tâm Hà Nội đi chùa Hương chỉ vào khoảng 1h30’.

Đi chùa Hương bến đò Thiên Trù
Bến đò chùa Thiên Trù

Đến chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò hoặc thuyền máy từ bến Đục trong khoảng 1 tiếng. Thuyền sẽ chạy dọc trong thung lũng Suối Yến đến vào đến chù Thiên Trù. Bạn cũng có thể chọn đi bộ để ngắm cảnh hai bên thung lung. Còn nếu sức khỏe không cho phép và để tiết kiệm thời gian thì nơi đây đã có hệ thống cáp treo an toàn và thuận tiện cho bạn di chuyển.

Xem thêm: Đi chùa Hương bằng xe máy – Chùa Hương cách Hà Nội bao xa?

Một vòng chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Suối Yến luôn được coi là một trong những nơi cho trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cả chuyến đi. Suối Yến đẹp nhất là vào mùa thu.

Đi chùa Hương trên suối Yến
Suối Yến mùa hoa súng nở

Khoảng thời gian này, phía trên là bầu trời trong xanh, in bóng dòng nước trong vát mát lành, cùng hàng ngàn đóa hoa súng nhuộm tím hồng cả đường đi. Hai bên thung lung là cảnh thiên nhiên đang thay lá, tĩnh lặng bình yên khi tâm hồn ta thanh thản.

Ngũ Nhạc Linh Từ

Nằm ngay bên phải suối Yến là đền Trình, hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ. Một thủ tục gần như ai đến thăm chùa Hương cũng phải làm chính là vào lễ trình diện các vị sơn quân canh rừng canh núi thờ trong ngôi đền này.

Dọc theo Suối Yến, đò sẽ đưa du bạn đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi. Chuyến đò sẽ kết thúc ở bến Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi.

Động Hương Tích và chùa Thiên Trù

Động Hương Tích được coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây.

Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì coi như chưa đến chùa Hương.

Đi chùa Hương thăm động Hương Tích
Bên trong động Hương Tích

Động nằm trong lòng núi và bên trọng có bày biện tượng Phật và được thiết kế và trang trí như một ngôi chùa. Sau đó bạn có thể tiếp tục leo lên núi Lão để thăm chùa Thiên Trù. Đây là ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông.

Đi chùa Hương thăm chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù

Động Hương Tích và chùa Thiên Trù chính hai hai điểm đặc trưng nhất của chùa Hương. Nếu hành trình đi chùa Hương của bạn chỉ gói gọn trong một ngày thì hai nơi này chính là ưu tiên hàng đầu trong danh sách những điểm cần thăm thú.

Đi chùa Hương ăn đặc sản

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đi chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê… Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn nên khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất.

Vừa gần lại vừa đẹp, tại sao lại không vác balo đi chùa Hương ngay và luôn nào!

Trang bị cho mình thêm chút kinh nghiệm đi chùa Hương khác tại đây nào:  Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc – “Du lịch tâm linh”

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here