Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là một điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều khách thập phương, nhất là dịp đầu năm mới. Nếu bạn có kế hoạch đi chùa Hương, thì hãy đọc bài chia sẻ “Kinh nghiệm đi chùa Hương” dưới đây nhé.

Chùa Hương là cách nói trong dân gian Việt Nam, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là một quần thể văn hóa – tôn giáo của Việt Nam, bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 2019
Chùa Hương – Du xuân lễ Phật đầu năm

Kinh nghiệm đi chùa Hương – Đi vào thời gian nào?

Chùa Hương có thể đi quanh năm, mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương.

Đây là khoảng thời gian cao điểm ở chùa Hương, các khách du lịch trong và ngoài nước thi nhau đổ về đây để tham gia hội. Đây cũng là thời gian cao điểm, lượng khách du lịch đông, chen chúc dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực như tình trạng móc túi, chặt chém,…

Nếu bạn chỉ có mục đích là đi vãn cảnh thì nên tránh mùa lễ hội ra. Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm khá lý tưởng để ghé chân đếm chùa Hương.

Đi vào mùa hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng và hữu tình cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

Và thời gian để ngắm được hoa súng nở đẹp nhất trong ngày là vào buổi sáng sớm từ 6h đến 9h sáng.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 2019
Vẻ đẹp của suối Yến vào buổi sáng sớm

Kinh nghiệm đi chùa Hương – Hướng dẫn cách di chuyển, phương tiện 

Từ trung tâm Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể đi du lịch trong ngày đến chùa Hương vì khoảng cách cũng khá gần và đường đi không khó. Bạn có thể di chuyển đến đây theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các tuyến đường với những phương tiện khác nhau để bạn tham khảo nhé.

Đi bằng xe máy

Với tuyến đường này bạn sẽ đi qua Quốc lộ 21B với khoảng 55.5 km và hết 1 giờ 50 phút: Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh.

Sau đó, bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc rồi tiếp tục qua cầu vượt Ngã tư Sở thì nhập vào đường Nguyễn Trãi.

Từ đây, bạn tiếp tục đi thẳng rồi rẽ vào đường Trần Phú. Sau khi đi được 1.8 km thì bạn rẽ trái vào Phùng Hưng rồi đi vào đường Tô Hiệu.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kinh nghiệm đi chùa Hương bằng xe máy

Đi bằng ô tô

Nếu chọn tuyến này bạn sẽ đi qua ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ với khoảng 65km và hết 1 giờ 30 phút: Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng Xã Đàn và Giải Phóng đến ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Hoàng Liệt.

Sau đó, bạn đi khoảng 37.1 km đường cao tốc này rồi đi theo lối ra về hướng QL38. Qua đoạn này bạn sẽ mất phí cầu đường nên hãy chuẩn bị tiền trước nhé. Đến đây, bạn tiếp tục chạy thẳng Quốc lộ 38 rồi rẽ phải vào quốc lộ 21B.

Từ đây, bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn như ở tuyến đường đi bằng xe máy là tới được chùa Hương.

Đi bằng xe bus

Bạn bắt chuyến xe 211 để đến chùa Hương với lịch trình Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21B – Tế Tiêu. Để bắt tuyến bus này, bạn hãy đi từ bến Mỹ Đình hoặc đi các tuyến 01, 02 và ra điểm bus ở đường Trần Phú để bắt xe 211.

Bạn nhớ hỏi các bác phụ xe bus để xuống đúng điểm nhé.

Kinh nghiệm đi chùa Hương – Các điểm tham quan 

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến do đó có 4 tuyến đi là tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn, tuyến Long Vân và Thanh Sơn.

Nếu để khám phá hết các địa điểm du lịch nổi tiếng tại chùa Hương, đền chùa ở đây, các bạn phải mất tới 3 ngày. Còn nếu đi trong ngày các bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích, đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có chọn leo núi hoặc đi bằng cáp treo.

Tuyến Hương Tích

Đây là tuyến được nhiều người chọn để đi nhất. Bạn có thể bắt đầu từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

Bạn phải tới bến Đục để bắt đầu cuộc hành trình du lịch Chùa Hương của mình. Bến đục là nơi được coi như là “cửa ngõ” để các bạn hành hương về chốn tâm linh.

Suối Yến (hay còn gọi là Yến Vĩ) là con suối nhỏ, từ con suối này, những con thuyền nhỏ ngược xuôi tấp nập chở du khách để đến các đền, chùa nằm trong khu du lịch Hương Sơn.

Bến Đục – suối Yến

Đi đò, đầu tiên bạn sẽ dừng ở khu đền Trình (Ngũ Nhạc Linh Từ) để các bạn vào làm lễ trình diện với các vị Sơn thần, các bạn không nên cúng đồ mặn trong chùa nhé.

Đền Trình còn được gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, đây là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước, đây là một nghi lễ ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.

Chùa Tiên Sơn – là một trong những địa điểm nổi tiếng bạn không nên bỏ qua khi đến đây. Từ chùa Thiên Trù (chùa Ngoài) rẽ phải, theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đi vào chùa Trong, khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn.

Trong chùa có năm pho tượng đá trắng, năm người trong gia đình bà chúa Ba, là Phật Bà, bố, mẹ, chị Cả, chị Hai. Ngoài ra chùa cũng có động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm.

Chùa Giải Oan – có giếng nước trong vắt gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Người đi chùa tin rằng ai có oan khuất thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy lòng mình thanh thản.

Động Hương Tích – động được coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương. Đây chính là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì coi như chưa đến chùa Hương.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 2019
Động Hương Tích – Quần thể di tích chùa Hương

Tuyến Tuyết Sơn

Tuyết Tuyết Sơn thì bạn đi tuyến Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Để đến Tuyết Sơn có hai cách:

  • Cách thứ nhất từ bến Đục đi bộ ra bến đò Tuyết Sơn, rồi thuê đò đi tham quan. Đây là cách đi phổ biến nhất.
  • Cách thứ hai là sau khi vào chùa Thiên Trù, theo con đường nhỏ men sườn núi, rẽ trái, đi về phía Nam khoảng 4km là tới khu Tuyết Sơn.

    Kinh nghiệm đi chùa Hương 2019
    Động Tuyết Sơn

Ðây là một quần thể đẹp thứ hai sau động Hương Tích. Suối Tuyết nhỏ nhưng nước rất trong xanh, uốn lượn vào sâu tận trong dãy núi. Ðiểm dừng đầu tiên trong tuyến là vào thắp hương, trình lễ ở đền Trình Phú Yên.

Sau đó vào Bảo Ðài cổ sái để lễ phật, nghe kinh. Chùa Bảo Ðài có phong cảnh u tịch, tĩnh mịch thích hợp cho những ai yêu thích sự trầm, lặng, yên tĩnh. Trong chùa có tòa Cửu Long có giá trị mỹ thuật cao.

Theo kinh nghiệm đi chùa Hương thì bạn không nên bỏ qua tuyến du lịch này!

Tuyến Thanh Sơn

Tuyến Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Thuyền qua đền Trình đi một lúc là đến cầu Hội, từ đây các bạn đi qua cầu để vào tham quan chùa Thanh Sơn. Sau chùa có động Hương Đài.

Tuyến Long Vân

Tuyến Long Vân bạn đi từ Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

Kinh nghiệm đi chùa Hương, sau khi vào đặt lễ ở đền Trình, xuống đò đi tiếp, các bạn sẽ thấy dòng suối rẽ đôi, phía phải là đường vào Hương Tích, phía trái là đi vào động và chùa Long Vân. Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 2019
Chùa Long Vân

Với bài chia sẻ về Kinh nghiệm đi chùa Hương mình hy vọng các bạn đã có những kiến thức cơ bản về phương tiện di chuyển, các địa điểm tham quan khi đi du lịch chùa Hương.

Chúc các bạn có một chuyến hành hương về với chùa Hương thật vui vẻ nhé!

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here