Hòa Bình là một trong những địa điểm du lịch được yêu thích của các du khách bởi nơi đây có những cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng hoang sơ mà lại rất gần Hà Nội.

Bài viết “Kinh nghiệm du lịch Hòa Bình từ A – Z | Du Lịch Hòa Bình 2019” đã được NếmTV tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn.

Tổng quan về Hòa Bình

Vị trí

Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc của nước ta,  có diện tích là 4.662.5 km2, cách trung tâm thành phố Hà Nội 73 km.

  • Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ
  • Phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình
  • Phía đông và đông bắc giáp với thủ đô Hà Nội
  • Phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

Khí hậu

Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc nên có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Mùa đông thường khô, lạnh và ít mưa; mùa hè nắng nóng, mưa nhiều.

Dân tộc

Hòa Bình có 6 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông, trong đó đông nhất là người Mường chiếm 63,3%. Nơi đây được coi là thủ phủ cúa người Mường, là một trong 9 tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Kinh không chiếm đa số.

du lịch Hòa Bình 2019

Tiềm năng du lịch của Hòa Bình

Hòa Bình được biết đến là tỉnh có nền văn hóa truyền thống lâu đời, cùng với vị trí là “cửa ngõ” phía Tây Bắc của Hà Nội. Hòa Bình được nhiều người biết đến với nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn.

TIỀM NĂNG DU LỊCH HÒA BÌNH HỨA HẸN PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

Hiện nay ở Hòa Bình có 40 di tích cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh. Hòa Bình là cái nôi của cộng đồng người Việt cổ, cùng các xứ Mường nổi tiếng “Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động” với nhiều lễ hội độc đáo.

du lịch Hòa Bình 2019

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đã tạo nên cho Hòa Bình nhiều cảnh quan kỳ thú như: động thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên,… Cùng với những dấu tích của các bản làng đồng bào Thái, đồng bào Mường.

Suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình) dùng để làm nước uống, để tắm, để chữa bệnh. Đặc biệt, với công trình thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Hòa Bình đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn.

Thời gian thích hợp để đi du lịch Hòa Bình

Với nhiều địa điểm tham quan đa dạng, bạn có thể tới du lịch Hòa Bình vào bất cứ thời gian nào trong năm.

  • Với những ngày hè nắng, nóng bạn có thể trốn cái nắng để đến với Thung Nai, Mai Châu hay thác Mu để tận hưởng không khí mát mẻ ở trên đó.
  • Nếu muốn được nhìn thấy Hòa Bình xả lũ kỳ thú như nào thì hãy nên đi vào mùa mưa và theo dõi thông báo trên thời sự.
  • Các bạn nên tránh đi vào tháng 7 -8, đó là khoảng thời gian mưa nhiều, QL6 đi Hòa Bình là tuyến đường đi nguy hiểm do thường xuyên bị sạt lở.

du lịch Hòa Bình 2019

Cách di chuyển đến du lịch Hòa Bình

Có hai cách để cho các bạn di chuyển đến du lịch Hòa Bình là sử dụng phương tiện cá nhân hoặc đi xe khách.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Do Hòa Bình khá gần Hà Nội nên mọi người hay lựa chọn xe máy hoặc ô tô cá nhân để di chuyển. Hãy nhớ mang theo giấy tờ tùy thân và mũ áo đầy đủ nhé.

Từ Hà Nội, các bạn di chuyển theo hướng Hà Đông theo QL 6 hướng lên Hòa Bình hoặc đi theo hướng đại lộ Thăng Long, sau đó rẽ vào Xuân Mai và đi theo QL 6.

Di chuyển bằng xe khách

Các bạn có thể bắt xe đi Hòa Bình ở bến xe Mỹ Đình, bến xe Yên Nghĩa, bến xe Giáp Bát với giá từ 80 – 100k.

Theo kinh nghiệm du lịch Hòa Bình, Nếm xin tổng hợp một số xe khách chạy từ Hà Nội lên Hòa Bình, các bạn có thể tham khảo:

Hoàng Thao

  • Lịch trình: Yên Nghĩa – Mai Châu
  • Điện thoại: 0914 688533
  • Giá: 80.000VNĐ

Hưng Thành

  • Lịch trình: Hà Nội – Bến xe Hòa Bình
  • Điện thoại: 1900636512 – 02436337575 – 02436337614
  • Giá: 100.000VNĐ

Hà Loan

  • Lịch trình: Bến xe Yên Nghĩa – Mai Châu
  • Điện thoại: 0912490679
  • Giá: 80.000VNĐ

Hải Vân EXPRESS

  • Lịch trình: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Hòa Bình
  • Điện thoại: 04 38717171 – 0982428868
  • Giá: 100.000VNĐ

Tuấn Dũng

  • Lịch trình: Yên Nghĩa – Mai Châu
  • Điện thoại: 0978833338

Phương tiện đi lại khi đến du lịch tại Hòa Bình

Các bạn có thể di chuyển bằng taxi, đi xe buýt hoặc thuê xe máy để đi lại cho thuận tiện.

Ở Hòa Bình không có nhiều điểm cho thuê xe máy vì hầu như mọi người đều sử dụng phương tiện cá nhân của mình để di chuyển. Những bạn ở trong Sài Gòn thì nên bay bay ra ngoài Hà Nội và thuê xe máy ở Hà Nội sẽ tiện hơn.

Với kinh nghiệm du lịch Hòa Bình, dưới đây là một  số địa chỉ cho thuê xe máy ở Hòa Bình:

Hải Châu

  • Địa chỉ: 18 Bà Triệu, P. Chăm Mát, Tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình.
  • Điện thoại: 0913 686 182

Nhà sàn 24

  • Địa chỉ: Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình.
  • Điện thoại: 01688 823 777- 01667 218 635

Cửa hàng thuê xe máy Hòa Bình

  • Địa chỉ: Tổ 1 phường Đồng Tiến, Tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình.
  • Điện thoại: 0218 3851499

Toàn Thắng

  • Địa chỉ: 87 Võ Thị Sáu, P. Chăm Mát, Tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình.
  • Điện thoại: 0983 937 046

Một số hãng taxi tham khảo tại Hòa Bình:

  • Taxi Hà Tâm – Hòa Bình: 0218.3.888.222
  • Taxi Mai Châu: 0218.3.86.87.88
  • Taxi Phượng Hoàng: 0218.3.93.93.93
  • Taxi Sông Đà: 0218.3.89.89.89
  • Taxi Nhật Anh: 0218.3.600.382

Một số địa điểm du lịch nổi bật ở Hòa Bình

Mai Châu

Mai Châu là huyện cuối cùng của Hòa Bình, gần với Mộc Châu (Sơn La) và Phù Luông (Thanh Hóa), cách Hà Nội 150 km.

Du lịch Hòa Bình

Mai Châu là một địa điểm nổi tiếng nhất ở Hòa Bình với những thung lũng nhỏ xinh cùng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây.

Du lịch Hòa Bình

Đi Mai Châu và khoảng thời gian nào cũng đẹp, những vẻ đẹp làm núi chân các du khách. Đi Mai Châu vào tháng 2, tháng 3, các bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn hoa đào, hoa mơ, hoa mận nở khắp Mai Châu.

Du lịch Hòa Bình

Vào mùa hè, Mai Châu khoác lên mình một chiếc áo mới với màu xanh ngắt của những núi rừng, đồng ruộng. Vào tháng 8, tháng 9 có lẽ là mùa đẹp nhất bở những cánh đồng lúa chín vàng ươm và thời tiết cũng mát mẻ, dễ chịu.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Hòa Bình xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà.

Đây là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách khi đến với Hòa Bình. Các bạn nên đến đây vào mùa mưa để xem cảnh tượng xả lũ ở nơi đây.

Du lịch Hòa Bình

Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành, Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy là công trình đánh dấu tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Liên Xô.

Các bạn sẽ được đi qua đường hầm dẫn đến các tổ máy phát điện nằm sâu dưới lòng đất, được nghe giới thiệu về quá trình vận hành để làm ra điện năng và cách đưa điện hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Ở đây, còn xây dựng các hạng mục có giá trị như: Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đồi ông Tượng, Nhà truyền thống, Đài tưởng niệm những công dân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hi sinh trên công trình Thủy điện.

Hồ thủy điện Hòa Bình

Đây là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á có chiều dài 70km, trải dài trên 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố.

Du lịch Hòa Bình

Mặt nước mênh mông, cùng với các đảo lớn nhỏ nổi trên mặt hồ tạo nên một cảnh quan vô cùng đẹp mắt, thu hút nhiều du khách đến với Hòa Bình.

Khu du lịch Thác Thăng Thiên

Khu du lịch Thác Thăng Thiên nằm trên dãy núi Viên Nam thuộc huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình. Thác Thăng Thiên nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái với diện tích rộng lớn lên đến 350 ha.

Du lịch Hòa Bình

Thác Thăng Thiên nằm ở nằm ở vị trí cao nhất của khu du lịch. Đường lên thác gập ghềnh với một bên là những con suối chảy xiết còn một bên là những con dốc dựng đứng. Khi đến nơi, các bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên cùng với dòng nước mát lạnh tung bọt trắng xóa. Cái nét hoang sơ, mộc mạc làm cho ta có cảm giác thật bình yên.

Khu du lịch có rất nhiều các trò chơi, hoạt động hấp dẫn như trượt máng, bơi lội, hay bạn có thể đi dạo trên những con đồi hít thở không khí trong lành cũng rất thú vị.

Sau những phút khám phá, vui chơi ở thác, các bạn có thể nghỉ ngơi ở ngôi nhà sàn dân dã mang đậm nét dân tộc trong khu du lịch.

Bảo tàng không gian văn hóa Mường

Công trình nghệ thuật này bắt nguồn từ niềm cảm hứng sâu sắc của một Hoạ sĩ trẻ với khát vọng tái hiện lại toàn bộ không gian sống của người Mường.

Ngày 16-12-2007 Bảo tàng “Không gian Văn hóa Mường” được chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gõ tiếng cồng khai trương và chính thức đi vào hoạt động sau 10 năm nghiên cứu và 1 năm xây dựng. (Khi đi du lịch Hòa Bình, bạn hãy dành một chút thời gian để khám phá bảo tàng này nhé).

Bảo tàng nằm trên vạt đồi trong một thung lũng đá vôi nhỏ, hẹp có diện tích 5ha, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 7km. Trước khi, khu vực này là nơi sinh sống của người Mường cổ.

Bảo tàng đã tái hiện lại không gian sinh sống của người Mường về đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán của dân tộc Mường.

Du lịch Hòa Bình

Bảo tàng được chia làm 2 khu vực: Khu tái hiện và khu trưng bày.

1 – Khu tái hiện: gồm 4 khu nhà sàn (nhà Lang, nhà Ậu, nhà Nóc, nhà Nóc trọi) đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường

  • Nhà Lang: là tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường.
  • Nhà Ậu: là những người giúp việc cho nhà Lang.
  • Nhà Noóc:  là tầng lớp bình dân trong xã hội Mường.
  • Nhà Nóc Trọi: là tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội Mường.

Các ngôi nhà này được sưu tầm và xây dựng từ chính các ngôi nhà cổ thuộc các tầng lớp trong xã hội Mường. Nguyên liệu dùng để làm được lấy từ các loại thảo mộc như: gỗ, tre, nứa, lá…là những loại cây rất gần gũi với người Mường.

2 – Khu trưng bày: gồm các nhà trưng bày theo chủ đề, trưng bày cố định Trong đó có rất nhiều hiện vật có giá trị như: Cồng, Chiêng, Lư , Ninh bằng đồng…) và nhiều các hiện vật về đời sống sinh hoạt, kinh tế, văn hoá,… Của người mường như: công cụ đánh bắt cá, công cụ nghề dệt, dụng cụ săn bắn, phòng tang ma, đồ dùng sinh hoạt gia đình, xe nước,…

Không gian nghệ thuật Muong studio.

Bảo tàng có trung tâm cư trú nghệ sỹ Muong studio nơi trao đổi, giao lưu, sáng tác và triển lãm của các nghệ sỹ trong nước và quốc tế. Tại đây thường xuyên diễn ra các hoạt động nghệ thuật  như hội họa, điêu khắc hay sắp đặt ….khách tham quan có thể trực tiếp trao đổi với nghệ sỹ hoặc cảm thụ các loại hình nghệ thuật thông qua các hoạt động này

Thư viện

Bảo tàng có một thư viện với hơn năm nghìn đầu sách, với nhiều thể loại khác nhau như Văn học, Lịch sử,  Khoa học kỹ thuật…Đặc biệt là sách về Văn hóa dân tộc và Văn hóa Mường. Đáp ứng nhu cầu khách tham quan học tập, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.

Đến nay Bảo tàng “Không gian Văn hóa Mường” đã sưu tầm và lưu giữ được hơn 3000 hiện vật. Có thể nói Bảo tàng “Không gian Văn hoá Mường” là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quý giá về dân tộc Mường ở Hoà Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Nơi đây không chỉ là là nơi để thăm quan, giải trí mà còn là nơi để tìm hiểu, nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thông của dân tộc Muờng.

Nơi đây thu hút rất nhiều các bạn học sinh và các nhà nghiên cứu, các du khách trong và ngoài nước đến để tìm hiểu, tham quan.

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Khu du lịch nằm ở xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70Km. Đây là một suối khoáng nóng tự nhiên, có hai bể tắm lớn trong nhà cùng với hệ thống bồn tắm xoáy cá nhân.

Du lịch Hòa Bình

Suối khoáng có tỉ lệ khoáng cao, tốt cho sức khỏe, điều trị đường các bệnh về xương khớp, đường ruột,… Du khách có thể tự ngâm mình trong bể nước, thư giãn với khói bốc hơi mịt mù.

Ở khu du lịch có rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí như tắm khoáng, tắm bùn, các dịch vụ chữa bệnh trị liệu,… Giá dịch vụ tắm khoáng là 65.000đ/lần.

Thung nai

Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà, trực thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Thung nai được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn của Hòa Bình. Đến với Thung Nai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ với những hòn đảo đá nhấp nhô trên lòng hồ.

Du lịch Hòa Bình

Vào những hôm rằm, các bạn còn được thưởng ngoạn ngắm trăng trên lòng hồ sông Đà vô cùng đẹp. Ngoài ra, khi đến Thung Nai, các bạn nhớ ghé vào tham quan động Thác Bờ, đền Thác Bờ nhé.

Thác Mu

Thác Mu nằm ở xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 130 km.

Du lịch Hòa Bình

Đường vào thác Mu khá là hiểm trở nhưng cảnh lại vô cùng đẹp. Vào những ngày hè oi ả, đến thác Mu thả mình xuống dòng nước mát lạnh thì còn gì tuyệt hơn. Giá vé vào thác Mu là 5.000 đồng/ người.

Bản Ngòi Hoa

Bản Ngòi Hoa nằm ở xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Bản Ngòi Hoa nằm ở ven lòng hồ, là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Mường. Bản Ngòi Hoa được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long” trên núi với nhiều thác nước tự nhiên đẹp.

Du lịch Hòa Bình

Đến với bản Ngòi Hoa, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu đời sống văn hóa của người Mường. Được trải nghiệm cuộc sống nơi đây, được trò chuyện và gặp gỡ những người Mường chân chất và thân thiện.

Ngoài ra, bản Ngòi Hoa là địa điểm dành cho những ai muốn trekking, muốn hòa mình với núi rừng, với thiên nhiên.

Du lịch Hòa Bình

Chùa Tiên

Chùa Tiên nằm ở xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Lễ khai hội Chùa Tiên thường vào ngày mồng 4 tết hàng năm và kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch.

Chùa Tiên không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống hang, động kỳ cho những ai ưa thích thám hiểm, khảo cổ, nghiên cứu dấu tích của người nguyên thủy.

Du lịch Hòa Bình

Chùa Tiên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, bao gồm một hệ thống động được bố trí rải rác dọc 2 dãy núi Tùng Xê và Hương Tích thuộc địa phận thôn Lão Nội và Lão Ngoại của xã Phú Lão. Động chùa Tiên bao gồm đền chùa, hang, động nhỏ liên hoàn như động Tiên, đền Mẫu, Tam Tòa, động Chung, động Thượng, Quán Trình…

Đến tham quan chùa Tiên, các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự kỳ vĩ, lý thú của nhũ đá mang những hình thù độc đáo như bầu sữa mẹ, bọc trăm trứng, suối vàng, suối bạc,…

Đến với chùa Tiên, các bạn còn được hòa mình vào với các hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, các trò chơi dân gian của dân tộc Mường như: múa sạp, đi cà kheo, đánh đu, tung còn,…

Năm 1989 quần thể danh lam thắng cảnh hang động Chùa Tiên đã được bộ Văn hóa – Thể thao cấp bằng di tích lịch sử văn hóa.

Đèo Thung Khe

Đèo Thung Khe (còn gọi là đèo đá trắng) là một địa điểm check – in không thể bỏ qua khi đến với du lịch Hòa Bình.

Du lịch Hòa Bình

Được mệnh danh là ngọn đồi Bắc Âu với một ngày có 4 mùa trong năm, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với con đường đèo uốn lượn trong sương mờ.

Đèo Thung Khe được hình thành do hoạt động xẻ núi làm đường quốc lộ 6, núi đá vôi sạt xuống trắng xóa một vùng trông như tuyết trắng tạo nên khung cảnh nên thơ giống như đang lạc vào xứ xở trời Tây.

Từ trên đỉnh đèo, các bạn có thể nhìn thấy thung lũng Mai Châunúi rừng Tây Bắc hùng vĩ trải dài mênh mông. Tuy nó không hiểm trở bằng “Tứ đại đỉnh đèo” nhưng lại chứa đựng vô vàn những điều lý thú khi chinh phục con đèo này.

Bản Lác

Bản Lác là biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái trắng, nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Nơi đây không phải là nơi sầm uất, hoa lệ mà tất cả đều rất hoang sơ, dân dã, gần gũi, thân thiện khiến cho du khách nào đến đây cũng đều thích thú, ấn tượng.

Du lịch Hòa Bình

Trước kia, người dân ở đây chỉ sống dựa trên nghề trồng lúa, từ khi bản Lác được người ta phát hiện và được nhiều người biết đến thì người dân đã biết đến việc kinh doanh thông qua du lịch.

Xung quanh bản là những đồng lúa xanh mướt, núi non trùng điệp, suối chảy róc rách khiến cho nơi đây trở thành địa điểm du lịch mà bạn nhất định phải đến khi du lịch Hòa Bình.

Làng bích họa Hải Sơn – Mai Châu

Nằm ở thôn Hải Sơn, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, trên những bức tường trên con đường dài hơn 800m đã trở thành con đường với những bích họa sinh động, ngập tràn sắc màu.

Du lịch Hòa Bình

Đây là một sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) cùng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội với ý muốn kêu gọi mọi người hãy đến với Tây Bắc.

Ba Khan

Ba Khan gồm 3 xóm hợp thành: Khan Hạ, Khan Hò và Khan Thượng thuộc huyện Mai Châu của Hòa Bình.

Đây là vùng đất bằng phẳng, rộng mênh mông nằm chênh vênh giữa vùng núi đá và lòng hồ Sông Đà. Sở hữu một vẻ đẹp non nước hữu tình khiến cho ai cũng phải đắm say.

Du lịch Hòa Bình

Ngoài ra, còn có rất rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác nữa như: cửu thác Tú Sơn, động Thác Bờ, Lũng Vân, suối Ngọc Vua Bà, động đá Bạc,…

Một số lễ hội ở Hòa Bình

Lễ hội đu Mường Vôi

Lễ hội đu Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ (Lạc Sơn) được tổ chức 2 năm một lần, vào ngày mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội đu Vôi mang đậm nét văn hóa của người Mường, đây là dịp để mọi người tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mở đất.

Lễ hội cầu an bản Mường

Đây là lễ hội của người Thái, được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và kéo dài trong 3 ngày.

Lễ hội gắn với tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…

Lễ hội cầu an bản Mường là một nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thái vừa thể hiện niềm tin vào tâm linh vừa thể hiện sức mạnh của con người; cầu phúc cho một cuộc đời hạnh phúc, an bình, vừa bộc lộ khả năng vui chơi, thi tài…

Nhà nghỉ, khách sạn, homestay ở Hòa Bình

Với kinh nghiệm du lịch Hòa Bình, Nếm giới thiệu cho các bạn một số nhà nghỉ, homestay ở Mai Châu, các bạn có thể tham khảo nhé:

Mai Châu Valley View Hotel

  • Địa chỉ: Thị trấn Mai Châu, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 097 205 86 96

Mai Châu Villas

  • Địa chỉ: Mai Hịch, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 0218 3867 868

Eco Homestay

  • Địa chỉ: Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 096 262 71 32

Mai Châu Sunset Boutique

  • Địa chỉ: Thị trấn Mai Châu, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 096 282 62 33

Mai Châu Countryside Homestay

  • Địa chỉ: Số 30 bản Pom Coọng, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 0164 423 5140

Linh Sôi Homestay (Nhà sàn 20)

  • Địa chỉ: Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 094 756 08 42

Homestay Mai Châu Farmstay

  • Địa chỉ: 38 Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 091 478 88 84

Homestay Mai Châu Nature Lodge

  • Địa chỉ: Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 094 688 88 04

Homestay Bản Bước

  • Địa chỉ: Bản Bước, Xăm Khòe, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 097 902 04 18

Homestay Bảo Quyên

  • Địa chỉ: Xóm Nà Thia, Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình
  • Điện thoại: 096 699 19 96

Ngoài ra, còn có rất nhiều nhiều các Homestay, nhà nghỉ khác nữa nên các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để tìm một chỗ nghỉ ngơi thích hợp.

Các món ăn đặc sản khi du lịch Hòa Bình

Thịt lợn mán

Lợn được nuôi trên núi đồi, chỉ cho ăn ngô, khoai, cây cỏ nên cho trọng lượng chỉ khoảng 10 kg, thịt săn chắc có vị ngọt tự nhiên.

Du lịch Hòa Bình

Cơm lam

Món cơm lam có ở rất nhiều nơi, tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm dẻo nổi tiếng. Người ta thường ăn cơm lam với gà nướng, thịt nướng,… nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng.

Du lịch Hòa Bình

Cơm lam Hòa Bình không có hạt lạc, hạt đậu ở bên trong nhưng rất thơm bởi dừa và nước cốt dừa, mùi của mía, tạo nên một hương vị rất riêng của Hoà Bình.

Cá nướng sông Đà

Cá được người dân đánh bắt từ sông Đà mang về sơ chế rồi nướng trên bếp than hồng.

Du lịch Hòa Bình

Cá nướng được đặt trên lá chuối xanh, ăn kèm với lá sấu non, lá mơ, lá lốt, đinh lăng, chấm với muối ớt xanh. Cá thơm, ngon, thịt cá chấm muối cuốn trong lá lốt đã loại bỏ đi vị tanh của cá, càng ăn, càng ngọt.

Măng đắng nướng

Măng đắng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Tây Bắc, nhất là các dân tộc Thái, Tày, Mường. Măng đắng được mọc nhiều nhất vào mùa mưa.

Du lịch Hòa Bình

Người ta chọn mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm chéo. Khi ăn có vị đăng đắng của măng, vị đậm đà của chẩm chéo tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc.

Canh Loóng

Cây chuối mọc trong rừng được người dân chặt mang về bóc đi lớp vỏ già bên ngoài, lấy phần non bên trong, sau đó dùng dao thái thật mỏng. Chuối thái xong được ngâm với nước muối cho đỡ chát rồi để cho ráo nước.

Du lịch Hòa Bì

Luộc thịt đến khi sôi thì cho chuối vào là bạn đã có một bát canh loóng thơm ngon rồi.

Canh loóng là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của dân tộc Mường, nó còn là một vị thuốc độc đáo được người Mường sử dụng hàng ngày.

Chả rau đáu

Rau đáu là một loại cây thuốc rất khó trồng, chỉ được mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa xuân hay mùa đông.

Chả rau đáu - Du lịch Hòa Bình

Chả rau đáu là món ăn cổ truyền của người Mường, được người dân sử dụng trong các dịp đặc biệt như lễ, Tết.

Một số đặc sản mua về làm quà ở Hòa Bình

Rượu cần

Rượu cần Hòa Bình rất dễ uống, có vị ngọt dịu, êm nồng do người Mường làm nên. Với cách chế biến đặc biệt của người Mường, đã tạo nên hương vị rất riêng cho rượu cần Hòa Bình.

Đây là món quà được rất nhiều người mua về để tặng, biếu cho người thân và bạn bè, đặc biệt là các dịp lễ, Tết.

Du lịch hòa Bình

Cam Cao Phong

Cam Cao Phong được trồng nhất nhiều ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đây đã trở thành đặc sản phổ biến được mua về làm quà khi đi du lịch Hòa Bình.

Du lịch hòa Bình

Mật ong Lạc Sơn

Mật ong Lạc Sơn là mật ong nguyên chất, có độ sánh quyện, dậy mùi hương của cỏ cây, hoa rừng.

Du lịch hòa Bình

Mía tím Hòa Bình

Nổi tiếng nhất là mía ở Phong Phú (Tân Lạc), mía có màu tím thẫm, thân bóng mịn, lóng dài. Ngoài ra, cây mía còn mang ý nghĩa tâm linh đối với người Mường. Cây mía được bày hai bên bàn thờ cho tới hết rằm tháng Giêng với mong muốn năm mới ngọt lành.

Hy vọng, bài chia sẻ “Kinh nghiệm du lịch Hòa Bình” sẽ giúp ích trong hành trình khám phá Hòa Bình của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi thuận lợi và vui vẻ nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here