Ngôi làng mang đậm nét cổ kính từ mái ngói đỏ, cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen, sân đình. Bài “giới thiệu về làng cổ đường lâm” sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về ngôi làng này.

Được biết đến như một ngôi làng cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội, Làng Cổ Đường Lâm không chỉ là địa điểm du lịch cho những du khách trong nước, mà đối với những du khách nước ngoài cũng rất thích thú với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc ở nơi này.

Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem một ngôi làng cổ này có điểm gì thu hút nào?

LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM Ở ĐÂU?

Làng Cổ Đường Lâm thuộc huyện Sơn Tây, Hà Nội. Là một trong những huyện ngoại thành gần Hà Nội nhất, du khách tới đây có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Nằm cạnh tuyến đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao nhau với đường Hồ Chí Minh. Phía Tây và Tây Bắc của ngôi làng giáp xã Cam Thượng, huyện Ba Vì. Phía Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng và phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm 2019

Những bạn đi từ Hà Nội tới đây có thể đi bằng phương tiện riêng dọc theo tuyến đường 32 chiều Nhổn – Sơn Tây, hoặc có thể đi theo đường Đại Lộ Thăng Long là có thể tìm thấy ngay được đường tới làng cổ.

Nếu bạn không biết đường hoặc không có phương tiện di chuyển thì có thể đi xe bus từ bến xe Mỹ Đình về Sơn Tây. Các bạn có thể tham khảo những tuyến bus dưới đây để dễ dàng di chuyển:

  •  Tuyến xe buýt số 70 (Kim Mã – Sơn Tây)
  •  Tuyến xe buýt số 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây)
  •  Tuyến số 77 (Hà Đông – Sơn Tây).

Khi đến làng cổ, các bạn mua vé tham quan trước rồi sau đó đi bộ vào làng. Vì làng cổ khá là rộng, nên việc thuê cho mình một chiếc xe đạp sẽ giúp các bạn có thể tham quan nhiều nơi hơn mà chẳng phải đi bộ những đoạn đường quá dài.

Vé vào làng cổ đối với người lớn là 20.000vnđ/người, trẻ em là 10.000vnđ/người.

Sau đây là một vài kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ cho các bạn chuẩn bị có một chuyến đi thăm làng cổ. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích để các bạn có một chuyến đi thật tuyệt vời.

KINH NGHIỆM ĐI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Một chuyến đi trong ngày khi tới Làng cổ Đường Lâm quả là điều không hề khó, chỉ cần chúng ta có một lịch trình cụ thể thì việc tham quan hết ngôi làng này thật dễ dàng.

Ai khi tới đây cũng đều dừng chân lại và ngồi quán nước của bà cụ đối diện đình làng Mông Phụ để thưởng thức một cốc nước chè xanh ăn cùng kẹo Dồi, kẹo Lạc.

Những kỉ niệm tuổi thơ như được gợi lại trong lòng mỗi chúng ta, vẻ đẹp yên bình mang nét cổ kính, sâu lắng mà nhẹ nhàng.

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - cổng làng

Có lẽ vì điều này, mà khi tới đây cuộc sống như được quay chậm lại, chẳng còn những bộn bề công việc, tấp nập của thành thị, vội vã hay đôi khi là sự cáu gắt hàng ngày. Một chốn yên bình tọa lạc ngay nơi đây.

Như đã giới thiệu ở trên, làng cổ khá là rộng nên việc thuê xe đạp là cần thiết cho một lịch trình trọn vẹn, giá thuê xe đạp vào khoảng 30.000 – 50.000vnd/xe và thuê theo giờ. Nếu thuê cả ngày thì giá vào khoảng 80.000 – 100.000vnđ/ xe/ ngày.

Đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ và giờ là lúc bắt đầu lịch trình khám phá xem làng cổ có gì nào. Chúng mình sẽ đi thăm một vài địa điểm như đình làng Mông Phụ, những ngôi nhà cổ, nhà thờ, đền thờ Giang Văn Minh, chùa Mía, và cuối cùng ngôi đền thờ vua Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Cổng làng Mông Phụ được thiết kế với kiến trúc vòm, lớp đá ong cổ, mái ngói đỏ. Theo lời kể của dân làng, cổng làng được xây dựng từ năm 1833 và có lẽ, đây là cổng làng duy nhất ở nước ta còn sót lại từ thời bấy giờ.

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - cổ kính

Mang trong mình một nét cổ kính, xưa cũ, với hơn 400 năm lịch sử đi qua ngôi làng cổ vẫn giữ được trong mình những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường đó.

Hình ảnh cây đa, mái ngói, sân đình, ao sen tưởng như chỉ còn thấy trong những câu chuyện được kể lại từ thời xa xưa nay được tái hiện ở nơi đây, ngôi làng cổ mang nhiều dấu ấn lịch sử.

Đền thờ Phùng Hưng thủ lĩnh trong cuộc nổi dậy vào tháng 4 năm Tân Mùi, chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam

Đền thờ được lập ở nhiều nơi, trong đó có làng cổ Đường Lâm. Khu vực đền thờ có các hạng mục công trình như Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung,…. Xung quanh đền thờ có một số cây ăn quả, lấy gỗ đã có từ lâu đời.

Lăng Ngô Quyền từ đền thờ Phùng Hưng tới Lăng Ngô Quyền du khách đi thêm khoảng 500m nữa là tới, Lăng khá rộng rãi, xung quanh có nhiều cây cổ thụ mang lại cảm giác thư thái, thoáng mát khi tới nơi đây.

Trước mặt lăng là cánh đồng lúa xanh bát ngát, hương thương của đồng xanh lúa chín như thoảng vào không khí, những kí ức tuổi thơ như được ùa về trong lòng mỗi người dân Việt.

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - truyền thống

Những ngôi nhà cổ cũng là một trong các di tích nổi bật của làng cổ, đến đây các bạn có thể vào ghé thăm Nhà cổ bà Dương Thị Lan, ông Nguyễn Văn Hùng rồi đến Nhà ông Hà Hữu Thể, ghé thăm Nhà cổ ông Hà Văn Vĩnh, ông Hà Nguyên Huyến, và cuối cùng là Nhà cổ bà Hà Thị Điền. Mỗi căn nhà đều được xây dựng cách đây hơn 300 tuổi, cổ kính xen lẫn hiện đại.

Và cuối cùng, ngôi chùa được coi như một nơi linh thiêng mà du khách thập phương cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, hay lễ hội đều đua nhau tới đây để cầu tài lộc, cầu bình an. Chùa Mía nơi lưu giữ hàng trăm pho tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, đất sét và nhiều di vật quý.

Bên trong chùa còn có những chum tương lớn, một làng nghề nổi tiếng ở nơi đây thời xa xưa.

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - chum nước

Sau khi tham quan hết làng cổ, các bạn sẽ nghỉ ngơi và thưởng thức những món ăn đặc sản của Sơn Tây. Tới Sơn Tây mà không có dịp thưởng thức bánh tẻ phú nhi thì quả là một điều thật đáng tiếc.

Với một bữa trưa giản dị mà đậm chất làng quê với những món như gà mía luộc, rau muống luộc chấm tương, thịt kho tàu thơm ngậy, canh cua rau đay với cà pháo,…. đem lại những cảm giác bình dị, thân thuộc của làng quê thân yêu.

HÌNH ẢNH VỀ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - cổ kính

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - giếng nước

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - ngói đỏ

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - nhà cổ

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm mộc mạc

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - giản dị

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - hoa leo

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - giếng cổ

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm - cổng làng cổ

Giới thiệu về Làng cổ đường Lâm tham quan

Làng cổ Đường Lâm – di sản văn hóa quốc gia, không chỉ là nơi thu hút nhiều khách du lịch, mà khi tới nơi đây bạn sẽ được hiểu thêm về lịch sử nước ta cùng những trải nghiệm vô cùng thú vị đang chờ đón bạn.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here