Người dân thủ đô không ai là không biết tới Phủ Tây Hồ Hà Nội, nơi chốn linh thiêng cho những ai muốn cầu tài lộc, vận may.

Vào mỗi dịp tết đến xuân về, hay ngày lễ hội Phủ Tây Hồ lại đông đúc với những du khách thập phương các nơi về đây tụ hội. Như một ngôi đền linh thiêng nổi tiếng ở giữa lòng thủ đô, nơi đây không chỉ là nơi chốn tâm linh mà còn gìn giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, của lịch sử Việt Nam.

SỰ TÍCH VỀ PHỦ TÂY HỒ HÀ NỘI

Xây dựng khoảng từ thế kỷ XVII với một chiều dài lịch sử vượt bao thăng trầm cùng tổ quốc, Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo lớn giữa Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Phủ Tây Hồ Hà Nội 11

Theo truyền thuyết kể rằng, vị Thánh Mẫu được thờ trong Phủ Tây Hồ là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế ở Đệ nhị Thiên Cung bị đày xuống nhân gian vì đã làm vỡ ly ngọc quý.

Ở hạ giới, sau khi đã chu du và khám phá nhiều nơi, Bà bị thu hút bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình đảo Tây Hồ và quyết định dừng chân nơi đây. Trong suốt quãng thời gian ở đảo, Bà đã diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan và giúp người dân an cư lập nghiệp.

Phủ Tây Hồ Hà Nội 66

Cũng có người lại kể lại rằng Phủ Tây Hồ là nơi gặp gỡ của Bà Chúa Liễu Hạnh và Trạng Nguyên Phùng Khắc Khoan.

Trong một lần dạo chơi trên hồ, Trạng nguyên đã tình cờ ghé vào ngôi nhà nhỏ của nàng tiên nữ. Ngay từ lần đầu gặp mặt, họ đã tâm đầu ý hợp đến lạ thường và trở thành tri âm tri kỉ cùng đánh đàn, ngâm thơ, chơi cờ.

Về sau khi từ kinh thành bái kiến vua, Phùng Khắc Khoan trở về tìm công chúa nhưng Bà đã đi mất. Nhằm tưởng nhớ đến người tri âm, ông đã cho lập đền thờ Chúa Liễu Hạnh, Phủ Tây Hồ được xây dựng và tồn tại đến ngày nay.

PHỦ TÂY HỒ THỜ AI?

Khi đến với Phủ Tây Hồ, mọi người thường tới để cầu tài, cầu lộc, may mắn cho gia đình và những người thân yêu.

Ở phủ thờ Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), một trong bốn vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ. Bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Vào bên trong phủ gồm phủ chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu với cách bố trí từ trong ra ngoài.

Phủ Tây Hồ Hà Nội 55

Phủ chính sở hữu kiến trúc chính 3 nếp, được phân chia thành 3 lớp tương ứng với 3 nếp của tam quan hay còn gọi là tam tòa thánh mẫu. Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp thứ hai là cung Tam toà, ở đây ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai. Và lớp thứ ba là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Nơi ngâm thiêng và sâu nhất của Phủ là hậu cung, chính giữa là ban thờ Mẫu hay còn gọi là Tam tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của người Việt. Tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở chính giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ.

Phủ Tây Hồ Hà Nội 33

Phía bên trái thấp hơn là Mẫu Thượng Ngàn, ngài mặc áo xanh và trùm khăn xanh. Màu xanh là biểu tượng cho rừng, nơi con người sinh sống từ thời xa xưa.

Bên phải là ban thờ Mẫu Thoải, là vị mặc áo trắng, chùm khăn trắng. Một biểu tượng của nước, Mẫu Địa tượng trưng cho đất là vị mặc áo màu vàng. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Phủ Tây Hồ Hà Nội 44

Du khách bốn phương khi tới đây sẽ vào thăm phủ chính đầu tiên và làm lễ tại Tam tòa thánh mẫu. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội cho muôn loài, tín ngưỡng Tam phủ luôn là nơi thu hút nhiều du khách.

Nối tiếp ra bên gian ngoài là ban thờ của Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và hội đồng các quan, quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười.

Điện Sơn Trang là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu được đặt bên phải của phủ chính. Là vị Thánh biểu tượng cho núi rừng, cho nguồn cội của thiên nhiên, Thượng Ngàn Thánh Mẫu ban phúc lộc cho con người.

Phủ Tây Hồ Hà Nội 88

Bên cạnh Điện còn có chầu lục chầu bé cùng 12 cô sơn trang đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Tượng Ngũ Hổ được thờ ở Hạ Ban – bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng.

Hai ông Lốt, ông rắn màu trắng và màu xanh quấn quanh hai thanh xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện. Điện Sơn Trang là nơi du khách vào lễ sau cùng khi đã hoàn thành lễ tại phủ chính.

Và cuối cùng là Lầu cô, lầu cậu nơi thờ những người đi theo hầu cận cho các quan trong phủ. Lầu cô, lầu cậu được đặt ở phía bên trái của phủ chính.

Phủ Tây Hồ Hà Nội không chỉ là một nơi linh thiêng để thờ cúng, xin tài lộc vận may, mà phủ còn là một nền kiến trúc độc đáo ghi đậm dấu ấn lịch sử từ thời xa xưa của nước ta.

Vào mỗi dịp tết đến xuân về, phủ lại tấp nập người ra vào, lễ hội phủ Tây Hồ được tổ chức đông nhất là vào ngày mùng 3 tháng 3 và ngày 13 tháng 8 hằng năm.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here