HomeKhám Phá Du LịchĐịa DanhChùa Thầy ở đâu? Kinh nghiệm đi chùa Thầy du Xuân 2019

Chùa Thầy ở đâu? Kinh nghiệm đi chùa Thầy du Xuân 2019

-

Tết đến xuân về không thể thiếu được đi chùa Thầy cầu bình an. Hãy để NếmTV trang bị cho bạn kinh nghiệm đi chùa Thầy du xuân tết này nhé!

Giới thiệu về Chùa Thầy

Chùa Thầy ở đâu?

Chùa Thầy ở đâu? – Là một quần thể tập hợp những ngôi chùa cổ nằm dưới chân núi Sài Sơn. Chùa nằm trên địa bàn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam.

Đi chùa Thầy vãn cảnh
Thủy đình múa rối nằm giữa hồ Long Chiểu do bà Tuyên phi Đặng Thị Huệ vợ chúa Trịnh Sâm xây cúng chùa

Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.

Lịch sử chùa Thầy

Cùng với Chùa Hương và Chùa Tây Phương, Chùa Tây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất khu vực Hà Nội.

Nếu như Chùa Láng là minh chứng cho giai đoạn đầu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Thầy là nơi lưu giữ lại những dấu ấn cuối đời cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.

Đi chùa Thầy vãn cảnh
Chùa Thầy nhìn từ trên cao

Ban đầu, chùa Thầy vốn chỉ là một am nhỏ tên là Hương Hải am. Đây là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Sau này vua Lý Nhân Tông đã cho người xây dựng hai cụm chùa: Trên núi là chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (tức chùa Cả có tên chữ là Thiên Phúc Tự) nằm ở chân núi.

Đi chùa Thầy chùa Dưới
Chùa Dưới

Đầu thế kỉ XVII, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chịu trách nhiệm chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật và điện Thánh; sau đó còn cho xây thêm nhà hậu, nhà bia và gác chuông.

Theo thuyết phong thủy thì chùa được xây dựng trên thế đất con rồng. Chắn phía trước chùa về bên trái là ngọn Long Đẩu còn phía bên phải lưng chùa dựa vào núi Sài Sơn.

Chùa nhìn về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng).

Kinh nghiệm đi chùa Thầy

Phương tiện di chuyển đến chùa Thầy

Chùa Thầy cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, một khoảng cách khá gần nên bạn hoàn toàn có thể chọn lựa giữa phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân.

Kinh nghiệm đi chùa Thầy bằng xe bus

Nếu lựa chọn phương tiện di chuyển là xe bus thì bạn có thể bắt tuyến 73 với lộ trình như sau:

Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Quay đầu tại Đình Thôn – Phạm Hùng – Hồ Tùng Mậu – Diễn – Nhổn – Quốc lộ 32 – Trôi – Ngã 4 Trôi – Đường 422 – Đường 421 – Chùa Thầy (Quốc Oai)

Giá vé cho một lượt đi là 10.000đ. Mỗi ngày chỉ có từ 6 – 10 chuyến xe với tần suất di chuyển là 10 – 20 phút/chuyến vậy nên bạn hãy chú ý thời gian đi lại, tránh bị nhỡ chuyến nhé!

Kinh nghiệm đi chùa Thầy bằng phương tiện cá nhân

Từ trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển theo hướng sau: Đi thẳng đường Trần Duy Hưng theo hướng đại lộ Thăng Long chừng 16km tới cầu vượt Sài Sơn thì rẽ phải. Bạn chỉ cần đi thêm khoảng hơn 1km nữa là tới chùa Thầy.

Chuẩn bị gì khi đi chùa Thầy

Về trang phục khi đi chùa Thầy, bạn nên chọn trang phục kín đáo nhưng thoải mái và gọn gàng cùng đôi giày mềm thuận tiện cho việc leo núi. Nhớ mang khẩu trang nhé vì đường đi rất bụi.

Bên cạnh đó những loại dụng cụ cần thiết khác bạn cũng nên mang theo là: khăn ướt và giấy ăn, dầu gió, quạt giấy, kem chống nắng, tiền lẻ và đồ lễ đi chùa….

Đi chùa Thầy leo núi
Đường lên chùa Cao

Tuy nhiên khi đi chùa Thầy bạn không nên đem theo quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh hoặc nhiều đồ ăn nhẹ vì núi tuy không cao nhưng dốc và đường không dễ đi.

Bên cạnh đó, dọc đường lên núi có rất nhiều hàng quán với giá cả phải chăng nên bạn hoàn toàn có thể dừng chân lại nghỉ uống nước mà không phải mang vác vất vả gì.

Kinh nghiệm đi chùa Thầy nên tham quan những gì?

Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc gồm: Chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu, đền Thượng, đền Quán Thánh, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá,…

Đi chùa Thầy thăm cầu Nguyệt Tiên
Cầu Nguyệt Tiên

Ngày xưa chúa Trịnh Căn đã phác họa một bài ký ngắn trên vách núi của chùa Thầy với hàm ý rằng “Chùa Thầy là một viên ngọc nổi lên giữa gạch đá, rạng vẻ xuân tươi khắm bốn mùa”.

Do vậy bạn có thể tin chắc rằng ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc bộ này vô cùng khác biệt và đặc sắc so với các ngôi chùa khác. Chùa Thầy không có nghi môn, tam quan mà là nơi vừa thờ Phật vừa thờ thánh.

Kinh nghiệm đi chùa Thầy
Khung cảnh chùa Cao

Mất khoảng 15 phút leo núi, các bạn sẽ đến được cổng chùa. Bước qua cổng chùa là bạn sẽ thấy được cả một không gian thanh tịnh với mùi nhang thơm phảng phất trong không khí.

Đối với những bạn lần đầu đến đây thì thuê một hướng dẫn viên địa phương để có thể thăm thú được toàn bộ khu di tích mà không bỏ lỡ bất cứ điều gì thú vị ở Chùa Thầy. Tuy nhiên trước khi thuê, bạn hãy chú ý hỏi han kĩ giá cả để tránh bị lâm vào tình trạng ép giá đáng tiếc nhé.

Đi chùa Thầy hang Cắc Cớ
Đường xuống hang Cắc Cớ

Bạn đi vòng ra mặt sau sau núi sẽ thấy đường dẫn đến hang Cắc Cớ – hang động nổi tiếng huyền bí khắp vùng bởi huyền tích bí ẩn của nó. Theo như lời người dân truyền nhau thì đây chính là nơi chôn sống 3600 nghĩa quân Lữ gia ngày xưa.

Khi đi tới cuối hang Cắc Cớ bạn sẽ thấy một bàn thờ Tướng quân và một bể xương do nhà chùa và nhân dân góp sức xây dựng.

Đi chùa Thầy leo chợ Trời
Đường lên chợ Trời

Tiếp tục men theo đường mòn gập gềnh đá tảng, bạn sẽ lên đến chợ Trời – nơi cao nhất của núi Thầy. Đứng ở đây, bạn có thể nhìn thấy được toàn bộ khung cảnh bao la, ngắm nhìn những cánh đồng xanh mướt của xã Sài Sơn.

Lễ hội ở chùa Thầy

Lễ hộ chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 âm lịch trong đó ngày hội chính là 7/3 hằng năm.

Những nghi lễ chính trong hội gồm: Tắm tượng (mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước,…

Đi chùa Thầy lễ hội
Lễ hội chùa Thầy

Ngoài ra, khi đi chùa Thầy trong những ngày diễn ra lễ hội thì bạn còn có cơ hội để được xem trình diễn múa rối nước cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.

 | Tìm hiểu ngay về “Lễ hội chùa Thầy“.

Sau khi vãn cảnh chùa Thầy mà vẫn còn nhiều thời gian, bạn có thể đi thêm 46km nữa để đến với Chùa Hương – ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng nhất nhì miền Bắc nhé, nhấn vào đường link dưới đây để bỏ túi kinh nghiệm đi chùa Hương nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Mai Meow
Mai Meowhttps://nemtv.vn
21 and based in Hanoi Cuộc đời tóm gọn trong 3 chữ: ăn, đi và chụp

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...