“Dinh Bảo Đại” kiến trúc Châu Âu độc đáo ở Đà Lạt

Dinh Bảo Đại - ảnh đại diện

Dinh Bảo Đại có một nối kiến trúc Châu Âu rất độc đáo ở ngay trung tâm thành phố Đà Lạt. Nơi đây từng là nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại và gia đình. Xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937 thì dinh được hoàn thành. Đến nay Dinh là địa điểm thu hút nhiều lượt khách đến chiêm ngưỡng nối kiến trúc hoàng tộc này.

Dinh Bảo Đại ở đâu?

Dinh Bảo Đại hay còn gọi Dinh III được nằm ở phường 4, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Dinh được xây dựng trên núi rừng Ân Ái với những đồi thông bao quanh với độ cao hơn 1500m so với mặt nước biển.

Dinh Bảo Đjại - bản đồ
Bản đồ đi Dinh Bảo Đại (ảnh sưu tầm)

Dinh Bảo Đại có gì?

Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm nên người Pháp đã xây dựng ở đây rất nhiều công trình mang kiến trúc đặc thù của mình. Tất cả các công trình kiến trúc được lưu giữ cẩn thận để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

Dinh Bảo Đại - kiến trúc
Kiến trúc mang phong cách Châu Âu ở Dinh Bảo Đại (ảnh sưu tầm)

Dinh Bảo Đại ở đường Triệu Việt Vương. Bắt gặp đầu tiên khiến ta chú ý là trước cổng Dinh có một vườn hoa được sắp xếp bố cục kiểu cung điện Pháp.

Dinh có tổng cộng 25 phòng trông rất sang trạng, mỗi phòng đều được thiết kế kỹ lưỡng, khoa học. Bao gồm 2 tầng:

Tầng trệt – Dùng là nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách quốc ngoại và các quan chức chính phủ. Cửa vào rộng khoảng 4m, sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc. Bên phải là phòng làm việc của vua Bảo Đại, thư viện, bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác, phía trong cùng là phòng giải trí.

Dinh Bảo Đại - phòng tiếp khách
Phòng tiếp khách trong Dinh Bảo Đại (ảnh sưu tầm)

Tầng trên – Tất cả các phòng ở tầng trên được cho cho sinh hoạt của gia đình, gồm các phòng ngủ của vua Bảo Đại, của hoàng hậu, các công chúa và hoàng tử.

Dinh Bảo Đại - phòng ngủ
Phòng ngủ của Vua Bảo Đại (ảnh sưu tầm)

Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên.

Bí ẩn ở Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại uy nghi và tráng lệ phần nào thì lại có những bí ẩn mà không khỏi khiến nhiều người tò mò. Được biết đằng sau dinh thự này là một đường hầm nằm sâu dưới lòng đất.

Đường hầm được lối với 2 dinh thự còn lại và rẽ ra các biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài gần 3 km.

Đoạn ngã 3 của đường hầm có thể trú ẩn được 6-7 người, chiều cao của hầm là 2m nhiều nơi thấp thì phải đi lom khom người. Đây được coi như đường hầm thoát thân tuyệt vời của nhà vua khi gặp nguy hiểm.

 | Tìm hiểu: “Đường hầm đất sét” kiến trúc độc đáo của Đà Lạt

Dinh Bảo Đại - căn phòng bí ấn
Căn phòng bí ẩn dưới đường hầm ở Dinh Bảo Đại

Đường hầm này còn là nơi cất giấu hơn 120 bảo vật nhà Nguyễn. Sau khi giải phóng được Đà Lạt thì những hòm báu vật được mở, người ta đã choáng ngợp bởi sự quý giá và tinh xảo có từ thời Khải Định.

Dinh Bảo Đại - thanh kiếm
Thanh kiếm báu vật từ thời nhà Nguyễn (ảnh sưu tầm)

Một số địa điểm du lịch gần Dinh Bảo Đại

Đường hầm đất sét

Nằm cách Dinh Bảo Đại không xa đường hầm đất sét là một trong những điểm đến thú vị mang nhiều nét độc đáo. Toàn bộ đường hầm dài gần 2 km và được làm bằng đất sét.

Ý tưởng của tác giả muốn phác họa một Đà Lạt thu nhỏ, với cao nguyên Langbiang, nhà thờ hay những con vật như khỉ, voi ,…

Dinh Bảo Đại - đường hầm đất sét
Khu du lịch đường hầm đất sét (ảnh sưu tầm)

Tác giả cho biết “Toàn bộ công trình được xây dựng theo hai chủ đề chính là tái tạo lịch sử thành phố Đà Lạt và xây dựng những câu chuyện nhân văn có tính giáo dục”.

Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

Hồ Tuyền Lâm có diện tích hơn 350ha, độ sâu có nơi trên 30m. Nước hồ chảy qua một đập tràn 6 bậc và cung cấp nước tưới cho vùng đất dưới chân huyện Đức Trọng vào mùa khô. Vào ngày 15/2/2017 hồ Tuyền Lâm đã được công nhận là thắng cảnh Quốc Gia.

Dinh Bảo Đại - hò Tùng Lâm
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (ảnh sưu tầm)

Với lợi thế có vẻ đẹp hoang sơ, hồ nước trong xanh và rừng thông bao quanh. Các nhà đầu tư muốn biến hồ Tuyền Lâm trong tương lai sẽ trở thành một khu sinh thái, nghĩ dưỡng, hội thảo hiện đại và sang trọng.

Đến đây bạn có thể chơi đạp vịt dưới hồ, hay chèo thuyền ngắm những rừng thông nơi đây. Ăn những món ăn đặc sản của rừng.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nằm trên núi Phụng Hoàng và nằm trên Hồ Tuyền Lâm.

Từ trên thiền viện nhìn viện là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh non nước hữu tình. Mỗi năm thiền viện đón hàng nghìn lượt khách đến để chiêm bái cũng như tham quan, ngắm cảnh.

Dinh Bảo Đại - thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Dinh Bảo Đại là điểm đến hấp dẫn với những kiến trúc mang nét riêng biệt mà không đâu có được,….

| Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A-Z có “1-0-2”

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here