“Ga xe lửa Đà Lạt” Nhà ga độc đáo nhất Việt Nam

Nhà Ga Đạt Lạt - ảnh đại diện

Ga xe lửa Đà Lạt là một trong những nhà ga lâu đời nhất Việt Nam. Được người Pháp xây dựng vào năm 1932 đến năm 1938 thì nhà ga được hoàn thành. Hiện nay nhà ga là điểm đến du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều lượt khách du lịch.

Vậy ga Đà Lạt có điều gì mà thu hút khách du lịch đến vậy, hãy cùng Nếm TV khám phá nhé.

Ga xe lửa Đà Lạt ở đâu?

Nhà ga cách trung tâm Đà Lạt khoảng 2,5 km, nhà ga có địa chỉ tại số 1 đường Quang Trung thuộc phường 10 thành phố Đà Lạt.

Đường đi đến nhà ga Đà Lạt: Bạn có thể đi từ công viên Yersin rồi thẳng theo đường Yersin đến đường Nguyễn Trãi và đến đường Quang Trung là tới.

nhà ga đà lạt - đường đến ga
Đường đến nhà ga Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Lịch sử hình thành ga xe lửa

Nhà ga xe lửa được xây dựng vào những năm 1932 đến năm 1938 thì hoàn thành. Là nhà ga đầu mối trên tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt dài 84km và 16 đầu máy. 

Nhà ga được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp là Moncet và Reveron. Người thi công của công trình này là Võ Đình Dung, kinh phí xây nhà ga vào khoảng 200.000 francs.

nhà ga đà lạt - xây dựng đường ray
Công nhân đang thi công đường ray đến ga Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Thời Pháp nhà ga dùng để chở hàng và khách du lịch, vì thế nên lượng khách du lịch đến Đà Lạt ngày càng nhiều.

nhà ga Đà Lạt - chở khách
Tàu đang chở khách lên Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Sau khi Pháp rút lui thì Mỹ chiếm đóng nhà ga và dùng nhà ga để chở các thiết bị vũ khí cho chiến tranh. Năm 1972 chiến tranh xảy ra ác liệt nhà ga đã dừng hoạt động. Sau giải phóng đất nước thì nhà ga đã đưa vào hoạt hoạt động bình thường và ngày 19/5/1975, nhân ngày sinh nhật Bác.

 | Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A-Z có “1-0-2”

Nhà ga xe lửa Đà Lạt có gì đặc biệt?

Kiến trúc độc đáo

Nhà ga xe lửa Đà Lạt có một lối kiến trúc Pháp, hình dáng nhà ga giống núi Langbiang hùng vĩ, với chiều dài là 66,5m, chiều ngang là 11,4m và chiều cao là 11m. Nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt.

Nhà ga Đà Lạt - kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo của nhà ga (ảnh sưu tầm)

Nhà ga có đường ray và đầu kéo bằng răng cưa, dùng để vượt đèo Ngoạn Mục để lên thành phố Đà Lạt, như vậy mới đảm bảo độ an toàn của đoàn tàu. Nhà ga có đường ray răng cưa và đường sắt răng cưa mà chỉ có riêng Đà Lạt và Thụy Sĩ mới có.

Bên trong nhà ga vẫn còn lưu giữ những đồ dùng ngày trước phục vụ khách như những bộ bàn ghế, quầy mua vé toàn bộ thiết kế vẫn còn nguyên bản.

nhà ga đà lạt - nội thất
Nội thất bên trong nhà gà Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Phục vụ du lịch 

Hiện nay nhà ga đã dừng hoạt động và chuyển thành nơi phục vụ khách du lịch đến với nhà ga. Chỉ còn tuyến đường 7km dùng để vận chuyển khách du lịch đến chùa Linh Phước. Tuy tốc độ chậm và đầu kéo kêu to nhưng nơi đây vẫn rất thu hút khách du lịch vì có thể ngắm cảnh xung quanh đường đi.

nhà ga đà lạt - du lịch
Nhà ga trở thành điểm du lịch nổi tiếng (ảnh sưu tầm)

Nắm giữ những kỷ lục

Nhà ga xe lửa Đà Lạt đang nắm giữ 5 kỷ lục:

  1. Nhà ga được xây dựng lâu đời nhất, cùng với nhà ga Hải Phòng.
  2. Nhà ga cao nhất, nhà ga ở độ hơn 1000m so với mặt biển
  3. Đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất ở Đà Lạt
  4. Nhà ga có kiến trúc độc đáo nhất
  5. Nhà ga đẹp nhất Việt Nam

Những điểm du lịch quanh nhà ga xe lửa

Hồ Xuân Hương

Cách nhà ga không xa là hồ Xuân Hương, hồ nằm trong giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ được đặt tên theo một nhà thơ Nôm nổi tiếng là Xuân Hương. Xung quanh hồ là những hàng thông, bãi cỏ và vườn hoa.

nhà ga Đà Lạt - hoa
Cảnh hoa bên hồ Xuân Hương (ảnh sưu tầm)

Ở đây các bạn có thể cưỡi ngựa đi dạo quanh thành phố ngắm hồ. Khám phá vườn hoa với hơn 1000 loài hoa quý hiếm. Bạn có thể cắm trại ở những bãi đất quanh hồ, ngắm thành phố Đà Lạt vào ban đêm, và bình minh vào sáng sớm.

nhà ga đà lạt - chiều tối
Hồ Xuân Hương cảnh chiều muộn (ảnh sưu tầm)

 | Có thể bạn quan tâm: Ma Rừng Lữ Quán – Chốn “ma mị” giữa Đà Lạt mộng mơ

Chùa Linh Phước

Chùa có một kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt. Tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, trên quốc lộ 20. Chùa Linh Phước còn có tên gọi khác là Chùa Ve Chai, đặc biệt chùa có một hình rồng dài 49 mét và được làm từ 12.000 vỏ chai lọ.

chùa linh phước - kiến trúc
Chùa Linh Phước ngôi chùa độc đáo ở Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao hơn 37 m, được coi là tháp chuông chùa cao nhất Việt Nam.Trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999, trước đây được xem là chuông nặng nhất Việt Nam, hiện nay chiếc chuông nặng nhất Việt Nam thuộc về Chuông tại Bảo Tháp của Chùa Bái Đính Ninh Bình.

nhà ga Đà Lạt - chùa linh phước
Chính điện của chùa Linh Phước (ảnh sưu tầm)

Trước sân chùa là đài Quán Thế Âm. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà trưng bày đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt, nếu các bạn có dịp đến với Đà Lạt thì đừng quên ghé qua nhà ga xe lửa độc đáo này nhé. Và không quên đồng hành cùng NếmTV để có những địa điểm du lịch thú vị khác nhé!

 | Khám phá: “Dinh Bảo Đại” kiến trúc Châu Âu độc đáo ở Đà Lạt

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here