Huế nổi tiếng là một vùng đất với các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và các địa điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Bài viết “Kinh nghiệm du lịch Huế” chi tiết nhất năm 2019 mà bạn nên biết đã được NếmTV tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn.
Nội Dung Chính
Tổng quan về Huế
Vị trí
Nằm ở dải đất miền Trung nhiều nắng và gió, Huế là một trong ba vùng du lịch lớn ở nước ta. Huế có chung ranh giới với đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và biển Đông.
Huế có diện tích 5025.30 km2, bờ biển dài 120 km, có cảnh Thuận An và vịnh Chân Mây, có cửa hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy dọc theo tỉnh.
Khí hậu ở Huế
Mọi người đều biết, do Huế ở miền Trung nên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Một năm ở đây có 4 mùa: mùa xuân ấm áp, mát mẻ; mùa hạ thì nóng bức; mùa thu dịu êm còn mùa đông thì gió rét.
Tiềm năng du lịch
Huế là một địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ lỡ đối với những ai yêu thích, tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử ở Việt Nam.
Ở Huế luôn lưu giữ và bảo tồn các lăng tẩm, đền đài đã hàng trăm năm tuổi của các vị vua chúa đặc biệt là thời nhà Nguyễn. Huế còn được mọi người biết đến như là một địa danh dành cho các lễ hội Festival.
Đặc biệt, do Huế có bờ biển dài nên nơi đây có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch.
Thời điểm thích hợp để đi du lịch Huế
Ở Huế có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ lên tới 35 – 40 độ C. Trời nắng nóng nực và oi bức.
Ngược lại từ tháng 8 – tháng 1, nhiệt độ lại thấp từ 18 – 20 độ C, có khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt.
Mùa xuân ở Huế kéo dài từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2, thời tiết lúc nào rất đẹp nắng chiếu rọi qua hàng cây, không khí mát mẻ, se lạnh của những cơn gió cuối mùa.
Bên cạnh đó từ tháng 9 – 11 ở Huế là mùa thu – mùa đẹp nhất bởi những cánh hoa bằng lăng tím, phượng vàng rải khắp mỗi con đường thơ mộng.
Mùa lễ hội Festival
Festival Huế là lễ hội văn hóa nghệ thuật du lịch có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế ở Việt Nam. Đến Huế vào thời điểm này, bạn sẽ thấy một khung cảnh nhộn nhịp với nhiều hoạt động nghệ thuật giải trí đặc sắc. Thành phố được trang trí bởi nhiều ánh đèn lộng lẫy làm quyến rũ du khách khi đến đây.
Đến vào mùa du lịch biển
Vào tháng 5 – 7, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì thời tiết nóng bức thì hãy đi du lịch biển ở Huế. Hếu có rất nhiều địa điểm du lịch biển cho bạn lựa chọn, khung cảnh đẹp và hoang sơ như đầm Lập An, biển Lăng Cô,…
Du lịch vào mùa đông
Đối với những ai yêu thích cái lạnh thì hãy đến với Huế vào mùa đông. Theo kinh nghiệm du lịch Huế, tháng 9 – 12 là thời điểm thích hợp cho một chuyến du lịch về với mảnh đất cố đô.
Đến du lịch vào mùa này, các bạn sẽ được thưởng thức những cơn mưa giá lạnh của Huế hay là tìm một quán ven đường thưởng thức những món đặc sản ở nơi đây cũng là một trải nghiệm thật thú vị.
Mưa Huế đã trở thành nét đặc biệt của vùng đất này, mưa Huế làm cho con người gợi nhớ đến bao kỉ niệm hoài cổ.
Nhưng trong bất kỳ mùa nào thời tiết Huế cũng đều thất thường, nên khi đi du lịch Huế các bạn cứ chuẩn bị ô, mũ đầy đủ cho một cuộc hành trình khám phá ở Huế nhé.
Cách di chuyển đến Huế
Đi bằng máy bay
- Xuất phát từ Hà Nội: Hiện tại, đường bay từ Hà Nội đi Huế được 2 hãng hàng không nội địa Việt Nam là Vietnam Airlines và VietJet Air khai thác với khoảng 5 chuyến bay/ngày, tổng thời gian bay là 1h15p.
- Xuất phát từ Sài Gòn: Hiện tại, có 3 hãng hàng không khái thác đường bay từ Sài Gòn vào Huế đó là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar với 19 chuyến bay mỗi ngày, tổng thời gian bay là 2h05p.
Đi bằng xe khách
Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn có rất nhiều chuyến xe khách chất lượng cao đến Huế. Thời gian di chuyển là 13 tiếng đi từ Hà Nội và 25 tiếng nếu đi từ Sài Gòn.
Đi bằng tàu hỏa
Từ ga Hà Nội và Sài Gòn, hàng ngày đều có 5 chuyến tàu Thống Nhất khởi hành đi Huế. Dưới đây là bảng giờ tàu chạy, bạn có thể tham khảo.
- Tàu SE1 và SE2 : Hà Nội 19h30 – Huế 8h48; Sài Gòn 19h30 – Huế 15h23
- Tàu SE3 và SE4 : Hà Nội 22h00 – Huế 10h27; Sài Gòn 22h00 – Huế 16h39
- Tàu SE5 và SE6 : Hà Nội 9h00 – Huế 22h42; Sài Gòn 22h00 – Huế 5h31
- Tàu SE7 và SE8 : Hà Nội 6h00 – Huế 19h47; Sài Gòn 6h00 – Huế 1h28
- Tàu TN1 và TN2 : Hà Nội 13h10 – Huế 3h39; Sài Gòn 13h10 – Huế 12h06
Cách di chuyển đến trung tâm thành phố Huế
Cách di chuyển trong chuyến du lịch Huế, từ sân bay Phú Bài, đến trung tâm thành phố Huế các bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như taxi, xe bus hoặc là xe trung chuyển
Taxi từ sân bay Phú Bài
Nếu đi theo nhóm đông người và có nhiều hành lý, thì taxi sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể dễ dàng bắt xe taxi đậu bên ngoài rìa sân bay, giá taxi 4 chỗ và 7 chỗ giao động từ 250.000đ – 350.000đ.
Một số hãng taxi uy tín các bạn có thể lưu tâm lựa chọn như: Taxi Phú Xuân – (84-54) 878787, taxi Đông Ba – (84-54) 848484, taxi Mai Linh – (84-54) 3898989, taxi Thành Đô – (84-54) 858585 , taxi Thành Hưng – (84-54) 863863.
Xe buýt sân bay Phú Bài
Hiện tại, có 4 tuyến xe buýt đi và đến sân bay Phú Bài để các bạn tiện di chuyển:
- Xe buýt số 2: Bến xe Phía Bắc – KCN Phú Bài
- Xe buýt số 7: Bến xe Phía Bắc – Lăng Cô
- Xe buýt số 10: Bến xe Đông Ba – Cầu Hai
- Tuyến xe buýt số 11: bến xe Phía Bắc – KCN Phú Bài – Vinh Hiền
Xe trung chuyển
Giá vé khi di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế khoảng 50.000đ/người/lượt. Còn nếu đi một mình và ít hành lý thì các bạn có thể chọn đi bằng xe ôm với mức giá khoảng 70.000đ/người thì sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
Phương tiện di chuyển khi đến Huế
- Xe máy: Các dịch vụ thuê xe ở Huế đều rất đa dạng, giá phải chăng từ 100.000 – 120.000đ/ ngày. Đơn giản nhất là bạn cứ liên hệ với các khách sạn ở Huế, đa số đều có sẵn dịch vụ này cho du khách.
- Taxi: Một số hãng taxi Huế đó là: Đông Ba (SĐT: 0234.3.84.84.84), Mai Linh (SĐT: 0234.3.89.89.89), Phú Xuân (SĐT: 0234.3.87.87.87), Thành Công (SĐT: 0234.3.57.57.57)
- Xe ô tô: Giá thuê ô tô tại Huế sẽ khoảng 500.000 – 900.000đ/ ngày.
- Xe đạp: Đạp xe quanh thành phố Huế mộng mơ là một trải nghiệm rất thú vị. Giá thuê lại vô cùng phải chăng, chỉ 20.000 – 30.000đ/ chiếc/ ngày.
- Xích lô: Nếu muốn thong thả ngắm nhìn Huế mộng mơ, xích lô là lựa chọn hợp lý cho các bạn. Mức giá xích lô tại Huế là 15.000 – 20.000đ/ người/ giờ, cũng khá rẻ cho một chuyến khám phá.
Một số địa điểm du lịch nổi bật khi đến Huế
Nội dung chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Huế có giới hạn, dưới đây là một số địa điểm nổi bật mà bạn không nên bỏ lỡ.
Kinh thành Huế
Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông.
Kinh thành Huế – tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha. Được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.
Kinh Thành Huế do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và được vua Minh Mạng hoàn thành vào năm 1832. Các vua triều Nguyễn cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Kinh thành hình vuông với chu vi 10km, cao 6,6m, dày 21m, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Ðài gọi là Thái Bình Môn.
Hoàng Thành (Ðại Nội): Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi. Ðại Nội gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực:
- Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa: nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.
- Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Điện Phụng Tiên: nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
- Phủ Nội Vụ: nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia.
- Vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa.
Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng Điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804.
Thành cao 3,72m xây bằng gạch, dày 0,72m, chu vi khoảng 1.230m, phía trước và phía sau dài 324m, trái và phải hơn 290m, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Ðại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách).
Sông Hương – Cầu Tràng Tiền
Sông Hương không chỉ là biểu tượng, mà còn là niềm tự hào của xứ Huế. Được hình thành từ hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, sông Hương dài như một tấm lụa mềm mại, chảy quanh qua biết bao cảnh đẹp của xứ Kinh kỳ.
Từ khu vườn Vĩ Dạ qua chùa Thiên Mụ cổ kính rồi sẽ vào dòng sông Bạch Yến. Sông Hương mang vẻ đẹp bình yên và thơ mộng, dòng sông xanh màu ngọc bích như soi bóng cả thành phố dưới mặt nước êm ả.
Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được khoác lên mình tấm áo màu vàng ấm áp. Cảnh vật chìm vào tĩnh lặng, yên bình đến lạ lùng, có lẽ vì thế mà nơi đây được mệnh danh là “thành phố buồn”.
Cầu tràng tiền có 6 nhịp dầm thép hình vành ngực, cùng với sông Hương, đây là một biểu tượng của xứ Huế.
Theo kinh nghiệm du lịch Huế, đến sông Hương ngoài đi dạo trên cầu Tràng Tiền ra, các bạn hãy trải nghiệm cảm giác được ngồi trên thuyền ngắm cảnh sắc.
Đặc biệt, vào buổi tối, khi đèn trên cầu Tràng Tiền rọi sáng, ngồi trên thuyền nghe những làn điệu dân ca của Huế sẽ đem lại một cảm giác bình yên, thơ mộng khó tả.
Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một quần thể kiến trúc, là nơi chôn cất vua Tự Đức. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, có phong cảnh hữu tình, đây là một trong những lăng đẹp nhất của vua chúa thời Nguyễn.
Quần thể lăng tẩm được chia làm 2 khu vực: tẩm điện và lăng mộ. Khu vực tẩm điện cửa Vụ Khiêm đi qua trước khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Khi mới xây dựng, công trình có tên là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Gần 50 công trình trong lăng ở cả 2 khu vực đều có chữ Khiêm trong tên gọi.
Qua khỏi cửa Vụ Khiêm là khu điện thờ Sơn Thần, nơi đây trước là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Chí Khiêm Đường ở bên trái, nơi thờ các bà vợ vua, tiếp đến là Khiêm Cung Môn, công trình hai tầng dạng vọng lâu đối diện với Hồ Lưu Khiêm. Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi, chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc.
Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Chùa Thiên Mụ được thành lập năm Tân Sửu (1601) đời chúa Nguyễn Hoàng.
Chùa có tòa tháp hình bát giác bảy tầng mang tên Phước Duyên (trước đây là tháp Từ Nhân). Được xây dựng vào giữa thế kỷ 19 bởi vua Thiệu Trị. Đi qua cổng 3 cửa, các bạn sẽ nhìn thấy 12 tác phẩm điêu khắc bằng gỗ.
Giữa khu vực là có Cung điện Đại Hùng, đây là thánh địa chính của Chùa Thiên Mụ. Trong đây, Phật được tôn thờ với những tác phẩm điêu khắc ấn tượng và một chiếc chuông khổng lồ, có chiều cao 2,5m và trọng lượng 2 tấn, được tạo ra từ đầu thế kỷ 18.
Theo kinh nghiệm du lịch Huế, bạn không nên bỏ qua nơi đây khi đến Huế nhé.
Biển Lăng Cô
Các bạn nên đến đây vào tầm tháng 4 đến tháng 7 bởi thời tiết đẹp, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi. Nếu đi vào thời gian khác thì trời sẽ hay mưa, nước đục không được xanh trong sẽ làm chuyến đi kém phần thú vị.
Lăng Cô có bờ cát trắng, kéo dài hơn 10km uốn lượn như những tấm lụa mềm vắt ngang qua đại dương. Nước biển xanh trong, khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình với sự xanh tươi của núi rừng, bờ cát trắng mịn, ánh nắng ngập tràn.
Tại đây, các bạn sẽ được thưởng thức một cảnh quan tuyệt vời, một địa danh được biết tới là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Khác biệt với các Vịnh biển khác đó là ở đây rất yên tĩnh, không ồn ào, náo nhiệt vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với mặt nước biển xanh trong.
Phần đông du khách đến với Vịnh Lăng Cô đều thích thú tham gia các hoạt động như câu cá, lặn biển và leo núi. Cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống dân chài thật là thú vị.
Đầm Lập An
Đầm Lập An cách khá xa trung tâm thành phố Huế, nó sẽ thích hợp hơn khi bạn kết hợp du lịch Huế – Đà Nẵng vì đầm nằm ngay cung đường đó.
Đầm Lập An (còn được gọi là Vụng An Cư), là một đầm lớn chảy qua chân đèo Phú Gia và đổ ra vịnh Lăng Cô. Nơi đây gần như vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên ban tặng.
Được bao bọc bởi dãy Bạch Mã, quanh năm mặt nước xanh rì của bóng núi in xuống. Bên trên mây bao phủ quanh năm tạo nên khung cảnh hữu tình nên thơ. Đến đầm Lập An, bạn như lạc vào xứ sở thần tiên nào đó với cảnh sắc thiên nhiên đẹp như một bức tranh.
Đầm Lập an đẹp nhất vào thời điểm hoàng hôn và bình minh. Khi hoàng hôn dần buông xuống, đầm Lập An vô cùng huyền ảo.
Mặt đầm được ánh nắng heo hắt chiếu xuống, những gam màu vàng, tím, hồng xen kẽ nhau tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cổ huyền ảo.
Khi bình minh lên, mặt trời lấp ló sau dãy Bạch Mã làm cho khung cảnh vô cùng nên thơ.
Chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba là một trong những khu chợ lớn nhất ở Huế. Nằm dọc theo bờ sông Hương bên đường Trần Hưng Đạo, kéo dài từ cầu Tràng Tiền đến cầu Gia Hội.
Chợ Đông Ba có diện tích 15.000m2 với hàng nghìn gian hàng buôn bán các loại mặt hàng khác nhau phục vụ cho người dân và khách tham quan.
Giống như nhiều chợ ở Việt Nam, chợ Đông Ba ngôi được chia thành nhiều khu vực khác nhau, tùy thuộc vào từng loại mặt hàng.
Toàn bộ tầng trên của khu chợ bán các mặt hàng quần áo và may mặc. Tầng 2 là khu bán đồ thủ công mỹ nghệ, bạn có thể mua các món quà lưu niệm của Huế về làm quà. Nón lá bài thơ, chiếc kéo cắt phủ nước thép xanh mướt của làng rèn Hiền Lương.
Hàng gốm làng Phước Tích với chiếc om đất, siêu thuốc, bình vôi, lu, ảng, chén, bát với đầy đủ kiểu dáng. Tầng 1 là nơi bày bán các loại hải sản khô và hàng chục loại mắm đặc sản Huế. Các bạn hãy mua ít mắm đặc sản về làm quà nhé.
Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã
Cách Tp. Huế về Nam chừng 30km, đến cầu Truồi rẽ phải thêm 10km nữa, Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc trong khu vực Vườn quốc gia Bạch Mã, thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giữa bát ngát sóng nước hồ Truồi, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ẩn hiện trong màu lam khói như bức tranh thủy mặc thấp thoáng tuyệt đẹp. Nhìn từ xa, Thiền viện nổi bật như một bán đảo giữa núi rừng soi mình xuống dòng nước trong xanh.
Để lên Thiền viện chiêm ngưỡng những Chánh Điện, Tổ Đường, Tam Quan, Lầu Chuông, Tháp Trống, Phương Trượng thấp thoáng giữa mây trắng thì du khách phải chinh phục 172 bậc tam cấp.
Từ Cổng tam quan nhìn ra, là tượng Phật Thích Ca cao 24 mét lộ thiện, ngồi thiền uy nghi trên cù lao giữa hồ. Tiếng chuông chùa vang vọng, hòa mình với tiếng lảnh lót chim muông và thi thoảng những tiếng thú rừng tạo nên không gian thanh thoát, lắng đọng.
Ngoài những địa điểm trên, ở Huế còn rất nhiều các địa điểm hấp dẫn khác chờ bạn khám phá (bạn có thể đọc thêm nhé): Lăng Minh Mạng, biển Thuận An, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh,…
Một số đặc sản ở Huế
Là cái nôi của ẩm thực Việt, đồ ăn Huế có một nét đặc trưng riêng biệt với các nơi khác với các món ăn phong phú và đa dạng. Tham quan – du lịch Huế, bạn không nên bỏ qua những đặc sản ở dưới đây!
Cơm Hến
Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế, món ăn dân dã này có mặt hầu hết trong tất cả các nhà hàng từ bình dân đến sang trọng ở Huế.
Món ăn này có giá khá là rẻ. Nguyên liệu chính của món ăn này là hến, ngoài ra còn có các phụ gia như tóp mỡ chiên giòn, mắm ruốc, rau sống, hoa chuối, giá đỗ, lạc rang,… tất cả đem trộn lẫn lại mang một hương vị đặc trưng của Huế.
Một số địa điểm bán cơm Hến ngon mà kinh nghiệm du lịch Huế muốn giới thiệu:
- Quán Cồn Hến – Vĩ Dạ
- Quán số 2 Trương Định
- 98 Nguyễn Huệ
- Khu vực đường Hàn Mạc Tử
- Vỉa hè đường Trần Nhân Tông
Bún bò Huế
Đây là món ăn cực kỳ nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Ở Huế, mọi người sẽ bắt gặp quán bán bún bò Huế ở bất cứ nơi đâu, giá chỉ 20k – 30k/bát.
Món này có hương vị rất đặc trưng được tổng hợp từ các gia vị như xả, ớt bột, mắm ruốc, tỏi, hành, tiêu,…Một bát bún bò đầy đủ thường có đầy đủ chân giò, tiết lợn, một ít thịt bò,… và ăn kèm với rau sống.
Kinh nghiệm du lịch Huế giới thiệu một số địa điểm để thưởng thức bún bò Huế:
- 13 Lý Thường Kiệt
- Bún Lệ Đường Điện Biên Phủ
- Quán bún Bà Phụng ở đường Nguyễn Du
- Bún Bà Mỹ ở 71 Nguyễn Công Trứ
Bánh Huế
Với kinh nghiệm du lịch Huế, các bạn hãy đến khu chợ Đông Ba để thưởng thức món ăn này nhé. Bánh Huế rất đa dạng, một đĩa bánh ở đây có đầy đủ các loại như bánh bèo, bánh ướt, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ram ít,…
Một số địa điểm bán bánh Huế:
- Quán bánh ở đường Chi Lăng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Huệ
- Quán Bà Cư ở 71 Nguyễn Huệ
- Quán Bà Đỏ ở 71 Bỉnh Khiêm
- Quán Hàng Me ở Võ Thị Sáu
Cơm Âm phủ
“Muốn ăn cơm dĩa trữ tình
Có quán Âm phủ ma rình phía sau”.
Đây là món ăn đặc trưng ở Huế, nghe tên thật lạ và gây tò mò cho rất nhiều khách du lịch khi đến đây. Món này được bắt nguồn từ một quán cơm mang tên Âm phủ, quán này chỉ mở về khuya và dùng đèn dầu thắp sáng nên mới có tên như vậy.
Một đĩa cơm Âm phủ đầy đủ có 7 màu gồm: cơm trắng, thịt ba chỉ, chả lụa Huế, nem nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo,… Cơm âm phủ hiện nay có mặt hầu hết ở tất cả các quán ăn từ sang trọng đến bình dân.
Chè Huế
Đến Huế là phải thưởng thức những món chè đặc sản ở Huế. Ở Huế có rất nhiều loại chè khác nhau, loại nào cũng có hương vị riêng rất thơm ngon và hấp dẫn. Nếu như ở Hà Nội có 36 phố phường thì ở Huế có 36 loại chè.
Khắp trên con phố, ngõ ngách ở Huế, cứ đi vài trăm mét ta lại bắt gặp những gánh hàng chè. Nếu bạn là một người thích vị bùi, thơm thì hãy thưởng thức chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván, đậu đen,…Có rất nhiều loại chè được chế biến cầu kì như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen – đó là các loại chè mà ngày xưa chỉ có vua được ăn.
Chè ở Huế không chỉ nổi tiếng về độ thơm ngon mà giá ại rất là rẻ, chỉ khoảng 7.000đ – 15.000đ là bạn đã có thể thưởng thức những cốc chè Huế rồi.
Một số địa chỉ bán chè Huế ngon mà kinh nghiệm du lịch Huế muốn giới thiệu:
- Chè Hẻm, số 29 Hùng Vương.
- Chè Cung Đình ở 31 Nguyễn Huệ.
- Quán chè Tý ở đường Trần Phú.
- Quán chè 20 món ở trước công viên Thương Bạc trên đường vào cửa Thượng Tứ.
- Quán Chè Sao ở Kiệt 184/13 Điện Biên Phủ.
- Chè Ông Lạc qua đường Tùng Thiện Vương.
Một số lễ hội nổi tiếng ở Huế
Theo kinh nghiệm du lịch Huế, dưới đây là một số lễ hội nổi tiếng ở Huế.
Lễ hội Đua ghe
- Thời gian tổ chức: mùng 7 – mùng 8 (Âm lịch).
- Địa điểm tổ chức: bờ sông Vực thuộc thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) và ở phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy).
Lễ hội còn được tổ chức ở vịnh Lăng Cô và ngày mùng 6 Tết. Nếu bạn đến đây vào những ngày đầu năm, sẽ cảm nhận được không khí nhộn nhịp, vui tươi bởi tiếng reo hò của các cổ động viên dành cho các đội đua ghe.
Hội chợ xuân Gia Lạc
Chợ xuân Gia Lạc được họp vào ngày mùng 1 Tết đầu năm, Gia Lạc có nghĩa là vui tươi. Chợ được thành lập vào năm Minh Mạng, đây là một phiên chợ truyền thống mang nhiều thú vị của xứ Huế với nhiều hoạt động lưu giữ như bài thái, chơi bài chòi, bài ghế, hò giã gạo,…
Lễ điện Hòn Chén
- Thời gian tổ chức: Tháng 3 và tháng 7 (Âm lịch).
- Địa điểm tổ chức: Điện Huệ Nam (còn gọi là Điện Hòn Chén), nằm ở làng Hải Cát, huyện Hương Trà, phía Tây Nam Cố đô Huế.
Lễ hội Hòn Chén còn được gọi là lễ hội Vía Mẹ, đây là một lễ hội được tổ chức rất long trọng đậm màu sắc văn hóa – tín ngưỡng dân gian.
Hội vật làng Sình
- Thời gian tổ chức: mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Hội vật đề cao tinh thần đồng đội và thượng võ, không đặt nặng việc thắng thua. Theo quy định, các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng, tất cả các đô vật lên sới đều được nhận phần thưởng.
Thể thức thi đấu của hội vật Làng Sình theo thời gian cũng có nhiều thay đổi so với trước kia. Nếu như trước, người chiến thắng của giải là người thắng mọi đối thủ thách đấu đến phút cuối thì ngày nay, hội vật chia ra làm các cặp thi đấu, người chiến thắng là người chiến thắng ở trận đấu chung kết.
"Ngoài ra còn có rất nhiều lễ hội nổi tiếng ở Huế đang đợi các bạn khám phá."
Nhà nghỉ, khách sạn, homestay ở Huế
Theo kinh nghiệm du lịch Huế nhiều lần của mình, bạn nên đặt phòng trên những website uy tín như trên booking.com, agoda.com,… Đặt phòng trực tuyến sẽ có rất nhiều ưu đã và còn được giảm giá nữa.
Một số nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ theo kinh nghiệm du lịch Huế
Liberty Hotel Huế
- Địa chỉ: 10 Kiệt, 25 Bà Trưng, Tp. Huế
- Giá: 200.000đ – 300.000đ/đêm, tùy thuộc vào từng phòng mà có mức giá khác nhau.
Thanh Niên Hotel
- Địa chỉ: 57 Lam Hoang, sông Hương, Huế
- Giá: 220.000đ – 300.000đ/đêm
Star Bình Dương Hotel
- Địa chỉ: 41/1 Ngô Quyền, Tp. Huế
- Giá: 220.000đ – 300.000đ/đêm.
Tigon Hotel
- Địa chỉ: 11B Nguyễn Công Trứ, Thành phố Huế
- Giá: 180.000đ – 220.000đ/đêm.
Một số Homestay đẹp, giá rẻ theo kinh nghiệm du lịch Huế
Deja Vu Homestay
- Địa chỉ: 191/3 Điện Biên Phủ – TP Huế
- Giá: 180.000đ/người
Hue Happy Homestay
- Địa chỉ: 20/26 Võ Thị Sáu, TP Huế
- Giá: 90.000đ/người, 350.000đ/phòng đôi
Hue Amazing Home Stay
- Địa chỉ: 21 Phạm Ngũ Lão, phường Phú Hội
- Giá: 100.000đ – 130.000đ/người
Vu Homestay
- Địa chỉ: đường Minh Mạng, TP Huế
- Giá: 150.000đ – 300.000đ/phòng
April Hostel
- Địa chỉ: 11 Nguyễn Thái Học, TP Huế
- Giá: 100.000đ/người
Mua gì làm quà khi đến Huế?
Kinh nghiệm du lịch Huế xin giới thiệu một số đặc sản nổi tiếng ở Huế để các bạn mua về làm quà cho gia đình và bạn bè.
Mè xửng
Mè xửng có giá khoảng 20.000đ – 25.000đ/gói, có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn: Mè xửng gói, Mè xửng hộp, Mè xửng giòn, Mè đen.
Địa chỉ mua mè xửng mà mình muốn giới thiệu:
- Mè xững Nam Thuận số 135 Huỳnh Thúc Kháng.
- Mè xửng Thành Hưng, 55 Hoàng Diệu.
- Hồng Thuận số 137 Huỳnh Thúc Kháng.
- Thiên Hương số 138B Chi Lăng.
Nón bài thơ
Đây là món quà lưu niệm mà ai đến Huế cũng mua cho mình một chiếc. Mỗi chiếc nón có giá từ 60.000đ – 100.000đ/ chiếc.
Dầu tràm
Dầu tràm là một trong những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Huế.
Địa chỉ: Cơ sở Sản xuất Cung Đình Vỹ Dạ, số 14 Thanh Tịnh, Vỹ Dạ.
Trà cung đình
Đây là thức uống dành cho vua chúa thời xưa. Trà có vị ngọt thanh, có công dụng thanh nhiệt giải khát rất dễ uống nên được nhiều người ưa chuộng.
Trà có mức giá khoảng: 50.000đ – 150.000đ/hộp.
Huế đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn mọi du khách trong và ngoài nước. Hy vọng, với bài chia sẻ “Kinh nghiệm du lịch Huế” từ A-Z chi tiết nhất năm 2019 mà bạn nên biết sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn. Chúc mọi người có chuyến đi thật vui vẻ.