Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là công trình tâm linh đầu tiên của Hậu Giang. Tọa lạc tại Ngã ba Vĩnh Tường, khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Nơi đây cũng có rất nhiều những đặc sản dân dã. Hãy theo chân Nếm TV khám phá nơi này nhé!
Nội Dung Chính
Một số thông tin về Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là điểm tựa tâm linh cho tăng ni, phật tử và người dân trong vùng.
Công trình có tổng mức đầu tư xây dựng và nội thất gần 300 tỉ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa. Thiền viện Trúc Lâm tỉnh Hậu Giang có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa Phật giáo, kết nối các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương.
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang sẽ là nơi tu hành, sinh hoạt tôn giáo của hơn 250 chức sắc, tăng, ni, là nơi sinh hoạt chính của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang và là điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh dành cho du khách thập phương các nơi về chiêm ngưỡng.
Kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang
Toàn bộ công trình kết cấu mái lợp ngói, khung cột bằng gỗ lim, vách tường gạch, nền và lối đi đều lát gạch tàu.
Theo thiết kế, ngoài tòa chánh điện, thiền viện còn có các hạng mục: nhà Tổ, lầu chuông, lầu trống, Cổng tam quan, nhà nghỉ chân, tôn tượng Quan Âm lộ thiên, miếu thờ Mẹ Âu Cơ, giảng đường, trai đường, nhà trụ trì, nhà khách, thư viện, Tăng xá, Ni xá…
Bước vào khuôn viên của Thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian. Từ cổng chính, bước vào bên trong bắt gặp hình ảnh đầu tiên đó chính là một khoảng ao rộng, bên trong có trồng sen với những bông sen đang đua nhau khoe sắc rực rỡ, làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện.
Bước vào bên trong chánh điện du khách sẽ rất ấn tượng với vẻ tĩnh lặng mà đầy uy nghiêm ở đây. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.
Với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam thời phong kiến, Thiền viện Trúc Lâm mang lại cho người dân cảm giác rất thanh bình. Nơi đây đang thu hút, níu chân du khách khi đến với Hậu Giang. Đặc biệt là các bạn trẻ, sinh viên, đến để trải nghiệm sự yên tĩnh, giảm căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc. Ngoài ra, còn lưu lại nhiều bức ảnh đẹp để làm kỷ niệm.
Những đặc sản ở gần Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang
Sau khi tham quan Thiền viện xong, hãy thưởng thức những đặc sản dân dã ở Hậu Giang trước khi về nhé.
Cháo lòng cái tắc
Đây là món ăn đơn giản, phổ biến nhưng lại mang hương vị độc đáo, đặc trưng của vùng đất này. Một tô cháo thơm lừng bên trên đầy ắp tim, gan, cật… được nêm gia vị rất vừa miệng. Cháo lòng ở đây phải ăn kèm với rau đắng biển, bắp chuối, giá sống thì mới tạo nên được cái “chất” riêng.
Chả cá thác lác
Có cách làm đơn giản nên hầu như nhà nào cũng đều có thể làm được. Cá sau khi được làm sạch vảy, được khứa nhẹ theo chiều ngang để thịt cá thấm đều gia vị sau đó thì sẽ được chiên giòn. Khi cá bốc mùi thơm là du khách có thể thưởng thức được. Chả cá ngon nhất là chấm với nước mắm, ăn kèm với các loại rau sống cho đỡ ngán.
Sỏi mầm
Thật ra đây là món thịt heo rừng nướng trên những viên sỏi nóng được đặt trên chiếc đĩa, xung quanh bày đủ các loại rau củ quả. Cái ngon của sỏi mầm là sự kết hợp từ vị thịt heo rừng dai thơm, ngọt, rau xanh mát, nước chấm đậm đà cùng với sự phấn khích của thực khách trong lúc chờ đợi thịt chín.
Đọt choại
Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ và chỉ thường mọc ở miền Tây. Đọt chọi xào tỏi hay luộc chấm mắm đều là những món khoái khẩu trong mỗi bữa ăn gia đình. Chính cái nét dân dã, đậm chất quê ấy mà bao người con xa xứ đều nhớ mong mong, thèm thuồng.
Cá ngát
Cá ngát là loài khó đánh bắt vì chúng sống ở dưới sâu. Cá ngát thường được nấu canh chua hay kho tộ, nhưng người ta thường thích ăn cá ngát nướng mà phải là nướng bẹ chuối thì mới giữ nguyên được vị ngọt của cá. Sau đó, chỉ cần ăn kèm thêm chút rau và chấm muối ớt nữa là ngon hết sẩy.
Bánh xèo bông điên điển
Bông điên điển thường mọc vào mùa mưa và thường được đem muối chua, nấu canh hay làm nhân bánh. Bánh bèo có vị ngọt đặc trưng của bông điên điển, vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng với lớp nhân thịt đậm đà.
Ốc len xào dừa
Ốc len là đặc sản nổi tiếng ở vùng miền Tây sông nước. Nó có vị ngọt của thịt, mùi thơm và béo ngậy. Ốc len ngon nhất vẫn là ốc len xào dừa hay ốc len xào sả ớt.
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là công trình mới được xây dựng và khánh thành từ năm 2018. Đây là một địa du lịch tâm linh ở tỉnh Hậu Giang. Nếu bạn có đi qua Hậu Giang thì hãy ghé vào đây nhé!