“Hồ Than Thở” – Non nước hữu tình của Đà Lạt

Hồ than thở là một hồ nước ngọt lớn nhất của Đà Lạt, ngày xưa hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ người dân thành phố. Ngày nay hồ trở thành nơi du lịch, tham quan thú vị của Đà lạt mang lại cảm giác bình yên và thơ mộng trong lòng du khách mỗi khi có dịp ghé qua nơi đây.

Hồ Than Thở ở đâu?

Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà Lạt 6 km về hướng đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.Hồ nằm gần trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt (ngày nay là Học viện Lục Quân).

Hồ là nơi vui chơi giải trí của các gia đình trong mỗi dịp cuối tuần và cũng là nơi hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú yêu nhau.

Hồ Than Thở - bản đồ
Bản đồ đi hồ Than Thở (ảnh sưu tầm)

Hồ nằm trên giữa rừng thông, không gian yên bình, gió thôi hiu hiu cùng mặt hồ xanh ngát. Nhưng lại ẩn chứa những bí ẩn khiến người ta phải tò mò tìm hiểu.

 | Cùng tìm hiểu: Chợ Đà Lạt – Nét đẹp độc đáo của thành phố ngàn hoa

Lịch sử hình thành Hồ

Ngày trước hồ là một cái ao có tên là Tơnô Pang Đòng. Năm 1917, người Pháp đã cho đắp đập và xây dựng hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Lạt nên đã rộng như ngày nay. Đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất (than thở).

Hồ Than Thở - du lịch
Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai tiếng rì rào (ảnh sưu tầm)

Từ năm 1975 hồ Than Thở được đổi tên thành hồ Sương Mai, nhưng do người dân quen gọi tên hồ Là Than Thở nên sau đó đã được đổi về tên cũ vào năm 1990. Từ giai đoạn 1980-1990 thì quanh hồ cây cối đã bị tàn phá, lòng hồ bị thu hẹp và không còn được xanh như ngày xưa nữa.

Năm 1997 hồ được Công ty Du lịch Thùy Dương đã đầu tư trồng rừng, vét bồi, và xây dựng khu vui chơi giải trí ở đây.

Hồ Than Thở- - Đồi thông
Đồi thông xanh ngát ngả bóng xuống hồ (ảnh sưu tầm)

Sự tích hồ Than Thở

Hồ Than Thở đẹp mơ mộng nhưng ẩn hiện trong đấy là những câu chuyện buồn, những câu chuyện mà mỗi lần được nhắc đến lại cho con người ta bao nỗi buồn, xót thương và cảm phục tình yêu thủy chung, son sắc đó.

Truyền thuyết kể rằng nơi đây gắn với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng.

Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ than thở hẹn thề. Chàng hẹn đến mùa xuân – khi hoa mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về.

Hồ Than Thở
Hồ Than Thở là nơi lưu giữ mối tình Hoàng Tùng – Mai Nương (ảnh sưu tầm)

Khi đến mùa xuân, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Cảnh cũ còn đây nhưng người yêu đã mất, chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho lòng chung thủy sắt son.

Hồ Than Thở - hoa
Màu hoa tím như minh chứng cho tình yêu thủy chung đó (ảnh sưu tầm)

Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.

Một số địa điểm vui chơi, tham quan quanh hồ

Đồi thông hai mộ

Đồi thông hai mộ kể về một cặp đôi yêu nhau trong thời chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chàng trai tên Vũ Minh Tâm, là con trai cả trong một gia đình có và theo học Trường Võ bị Đà Lạt, còn người con gái tên Lê Thị Thảo là con của một gia đình công chức nghèo trên cao nguyên Lang Biang.

Hồ Than Thở - bình yên
Hồ Than Thở bình yên, tĩnh lặng (ảnh sưu tầm)

Tình cờ họ gặp rồi rồi yêu nhau tha thiết và cứ cuối tuần lại hẹn nhau lên đồi thông để hẹn hò. Sau khi Tâm đã tốt nghiệp đã thưa chuyện với bố mẹ và muốn cưới Thảo về làm vợ. Nhưng trớ trêu gia đình nhà anh lại phản đối kịch liệt và muốn anh lấy người con gái khác. Không đành anh đã xung phong ra tiền tuyến để quên nỗi đau xót này.

Nghe được tin Tâm đã tử trận, quá đau xót cô đã đến khu đồi thông ngày xưa hai người thường đến và tự tử. Trước lúc chết cô muốn được chôn cất ở đây để được thoải lòng.

Nhưng thật buồn một thời gian, sau khi thắng trận trở về Tâm đã đi tìm Thảo và nghe tin buồn đó. Chàng đã đau xót vô cùng và tự tử để tỏ lòng thủy chung của mình.

Hồ Than Thở - đồi thông hai mộ
Hai ngôi mộ trên đồi thông (ảnh sưu tầm)

Đồi thông hai mộ được ra đời từ đó, mỗi lần du khách đến đây không khỏi tiếc thương cho đôi tình yêu ấy, vừa xót thương vừa khâm phục. Không chỉ là điểm đến tham quan của du khách, đồi thông hai mô còn được phổ thành bài hát cùng tên do nhạc sĩ Hồng Vân sáng tác.

 | Chinh phục nóc nhà Đà Lạt với đỉnh “LangBiang”

Trò chơi giải trí thú vị tại hồ

Các bạn sẽ được trải nghiệm với những trò chơi thú vị như đạp vịt hay cưỡi ngựa chạy quanh hồ ngắm cảnh vật thiên nhiên nơi đây.

Hồ Than Thở - cưỡi ngựa
Cưỡi ngựa quanh hồ được các bạn trẻ ưu thích (ảnh sưu tầm)

Thăm quan vườn dâu tây 

Không chỉ được tham quan chụp những tấm hình checkin mà các bạn có thể tự hái cho mình những trái dâu tây to và ngon nhất tại vườn. Giá dâu tây giao động khoảng 250.000đ đến 300.000đ. Dâu tây được trồng theo công nghệ tiên tiến đảm bảo không thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại.

Hồ Than Thở - hái dâu
Hái dâu và chụp những tấm hình đẹp lung linh (ảnh sưu tầm)

Có thời gian đến Đà Lạt thì bạn nhớ ghé qua hồ để xả stress nhóe!

 | Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A-Z có “1-0-2”

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here