Nhà tù Phú Quốc – Minh chứng cho bề dày lịch sử “Đảo Ngọc”

Nhà tù Phú Quốc - di tích

Nằm giữa hòn đảo ngọc thơ mộng ở thị trấn An Thới, nhà tù Phú Quốc như một bức tranh phản chiếu những từ tàn khốc nhất mà nơi đây từng gánh chịu.

Mấy ai đã biết đến sự hiện diện của nhà tù, nơi mà cả một thế hệ các vị anh hùng dân tộc đã phải hi sinh để giành lại nền hòa bình dân tộc ngày nay. Hình ảnh nhà tù vẫn còn nơi đó, một lời cáo trạng những tội ác mà chính quyền Mỹ – Ngụy ngày đó đã áp đảo những người dân yêu nước.

Dành một ngày tham quan nhà tù, hiểu thêm một phần lịch sử của vùng biển đảo Phú Quốc, của dân tộc Việt.

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHÀ TÙ PHÚ QUỐC

Nhà tù Phú Quốc – một trong những di tích quốc gia đặc biệt được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhiều nhất.

Nếu như nhà tù Sơn La là hiện thân cho những năm tháng chiến tranh tàn khốc của nhân dân ta trước chính quyền thực dân Pháp, thì ở một vùng thiên nhiên hoang sơ, trù phú của hòn đảo ngọc lại lưu giữ tội ác của đế quốc Mỹ.

Nhà tù Phú Quốc - tra tấn

Nhà tù nằm ở xóm Cây Dừa, xã An Thới, huyện Phúc Quốc, tỉnh Kiên Giang với diện tích rộng khoảng 400 ha, nơi giam giữ được tới 40.000 tù binh thời bấy giờ, một trong những nhà tù lớn nhất miền Nam ngày ấy.

Vào năm 1944, thực dân Pháp bắt giữ và đưa những người dân yêu nước ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Khi ấy, khu vực này chỉ gồm 3 trại tù, có quy mô nhỏ.

Sang tới năm 1953, trại giam Cây Dừa – tên gọi của nhà tù mà bọn thực dân đã xây dựng để giam giữ các cán bộ, chiến sĩ cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Nhà tù Phú Quốc - 2019

Sau một thời gian kháng chiến không ngừng nghỉ của dân tộc ta, nhà tù chính thức bị giải thể và buộc trả lại tự do cho những chiếc sĩ, cán bộ yêu nước. Đó cũng là lúc hiệp định Geneve được kí kết.

Đến năm 1967, chính quyền Mỹ – Ngụy chính thức xây dựng lại nhà tù, với tên gọi là “Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam” hay còn gọi là “Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc” để giam cầm, tra tấn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam với số lượng vô cùng lớn.

Với 12 khu giam cầm và khoảng gần 500 nhà tù, những vị anh hùng, chiến sĩ yêu nước đã bị bắt giữ và tra khảo hết sức tàn nhẫn. Dùng mọi cực hình tàn ác nhất để làm khuất phục ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt.

Nhà tù Phú Quốc - đế quốc

Đế quốc Mỹ đã không từ bỏ một tội ác nào để đạt được mục đích, có những lúc nhà tù giam giữ tới gần 40.000 con người tại đó, bao quanh nhà tù là hàng rào kẽm gai với hệ thống đèn điện chiếu sắc khắp nơi.

Những bức tranh tái hiện lại cảnh tra tấn tàn ác đó như một phần nào cáo buộc tội ác của đế quốc Mỹ – Ngụy thời đó. May mắn trong số những người còn sống sót họ kể lại rằng: “ngày đó mỗi khi có thêm tù nhân vào ngục, tất cả đều bị đánh phủ đầu để làm nhụt ý chí chiến đấu, rồi đem người ra phơi dưới cái nắng rát, đánh đập”.

Khi bị cai tù tra khảo nhằm moi thông tin về quân đội nước ta, các chiến sĩ của chúng ta một mực không chịu khuất phục. Trong tình thế đó, cai ngục đã dùng gậy đập nát ngón chân, ngón tay của tù nhân để đe dọa và buộc khai tội.

Nhà tù Phú Quốc - đánh đâp

Trong tù, không gian chật chội, ẩm thấp và rất nhiều dịch bệnh lây nhiễm. Như một sách lược khiến nhân dân ta buộc phải đầu hàng trước sự tàn ác của chúng, tinh thần đấu tranh của dân tộc ta càng vững mạnh hơn bao giờ hết.

Nhà tù Phú Quốc - sắt

Chẳng thể kể hết nổi những tội ác mà bọn thực dân, đế quốc đã gây ra cho dân tộc nước ta, nhà tù Phú Quốc ngày nay là hiện thân rõ rệt nhất cho những người dân Việt Nam cũng như các vị khách quốc tế hiểu về một phần lịch sử Việt.

 | Xem thêm: Dinh cậu Phú Quốc

NHÀ TÙ PHÚ QUỐC NGÀY NAY

Ngày nay, sau khi thống nhất đất nước, một góc cạnh khác của Phú Quốc được đông đảo du khách tham quan hàng năm, đặc biệt là những du khách quốc tế. Năm 2015 nhà tù Phú Quốc đã được xếp hạng là một trong 14 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước.

Nhiều cực tù nhân đã trở về đây thăm lại một thời lịch sử hào hùng của dân tộc mà trong lòng không cầm nổi những giọt nước mắt, một thời của những áp bức, đấu tranh và cả những dòng máu đỏ phải đổ xuống tại đây.

Nhà tù Phú Quốc - tù

Nhớ về những người bạn, người thân yêu của mình đã hi sinh trong chiến tranh, mà lòng bỗng dâng lên một cảm giác đau thương khó tả.

Nơi đây còn là trường học đảng, của các thế hệ học sinh biển đảo. Một trong cách giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ tốt nhất, hiểu thêm về lịch sử của vùng đất các bạn nhỏ đang sinh sống hàng ngày.

Nhà tù Phú Quốc - ngày nay

Hàng năm, huyện Phú Quốc tổ chức lễ giỗ cho những vị anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh cho nền độc lập dân tộc tại di tích nhà tù Phú Quốc, hành động vô cùng ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn.

Nhà tù Phú Quốc - trg học

Cũng như một lời cảm ơn sâu sắc mà mỗi con dân vùng biển đảo Phú Quốc muốn gửi tới cho các anh hùng dân tộc.

Phú Quốc sẽ ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn nữa, để du khách tới đây không chỉ biết đến cảnh đẹp thơ mộng của hòn đảo này, mà còn là một vùng đảo có bề dày lịch sử.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here