Khám phá “vùng đất thiêng” – Tây Yên Tử Bắc Giang

Tây Yên Tử Bắc Giang

Tây Yên Tử nằm ở phía Tây dãy Yên Tử với vẻ hùng vĩ mang đậm nét đẹp huyền bí, linh thiêng của chốn thiền – nơi tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, trung tâm Phật giáo Việt Nam với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Tây Yên Tử Bắc Giang là nơi có hệ thống các chùa tháp, các di tích cổ xưa cùng với sự kỳ vĩ của rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ thời Trần như: Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng Thông,..

Hãy cùng Nếm TV khám phá địa điểm du lịch đang rất “hot” này nhé!

Tây Yên Tử Bắc Giang
Ảnh: Đình Hưng

Tây Yên Tử nằm ở đâu?

Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Tây Yên Tử trải dài từ Sơn Động đến Yên Dũng.

Tây Yên Tử Bắc Giang
Ảnh: Hồng Ngọc

Cách đi đến Tây Yên Tử Bắc Giang

Từ Hà Nội các bạn có thể đi bằng xe khách hoặc tàu hỏa.

  • Đi bằng xe khách: Các bạn có thể bắt xe tại các bến Mỹ Đình; Giáp Bát… Xe chạy qua Bắc Ninh bến cuối cùng đỗ tại TP. Bắc Giang (Giá cước xe giao động từ 45.000 – 55.000 đ/1 chiều).
  • Từ bến xe Bắc Giang – đường Xương Giang – đường Nguyễn Văn Cừ – đường Lê Lợi – đường Hùng Vương – ĐT 293 – QL37- ĐT293 – TT Thanh Sơn và ngược lại. Xe có 16 chuyến/ ngày, tấn xuất 40 phút/1 chuyến, trong đó có 4 chuyến xe đi vào chùa Vĩnh Nghiêm theo lộ trình BX Bắc Giang – ĐT293 – Chùa Vĩnh Nghiêm – ĐT 293- QL37- ĐT293 – Khu vực Đồng Áo- Thôn Non- Thị trấn Thanh Sơn và ngược lại. Xuất bến Bắc Giang: 6h20- 7h50 -8h50 -10h20 -12h20 (1h50 xe đến chùa Vĩnh Nghiêm) – 14h20 – 13h50 – 17h10 ( Giá cước xe 55.000đ/ 1 chiều).
  • Ngoài ra, các bạn có thể đi tàu hỏa đến ga Bắc Giang, sau đó đón xe buýt và đi Tây Yên Tử.

Từ HN đến TP. Bắc Giang khoảng 60km và từ Bắc Giang đến khu di tích Tây Yên Tử khoảng 70km, tổng cộng thì các bạn sẽ mất 2.5 tiếng ngồi xe ngắm nhìn đường xá là đến Tây Yên Tử.

Kinh nghiệm đi Tây Yên Tử

Đến Tây Yên Tử mua vé cáp treo, các bạn mua vé tại quầy bán vé khu vực bãi xe. Vé cáp treo khứ hồi là 260.000/ 1 khách, vé xe điện là 10.000/ 1 khách.

Xem ngày: 69+ HÌNH ẢNH ĐỘC NHẤT KHI ĐẾN TÂY YÊN TỬ BẮC GIANG

Tham quan khu vực quảng trường, chụp ảnh tại khu vực trung tâm Tây Yên Tử với những kiến trúc khá độc đáo và bắt mắt, miêu tả lại con đường Hoằng Dương Phật Pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Quảng trường Tây Yên Tử
Ảnh: Anh Nhi

Sau đó sẽ di chuyển bằng xe điện đến chùa Hạ ( Chùa Phật Quang).

Chùa Hạ ở Tây Yên Tử
Chùa Hạ (ảnh: Hồng Ngọc)

Sau khi tham quan vãn cảnh chùa, các bạn sẽ di chuyển sang nhà ga cáp treo. Tuyến cáp treo có chiều dài 2,1km di chuyển từ Chùa Hạ lên cáp treo đến chùa Thượng (Chùa Kim Quy) mất 6 phút ngồi cáp treo và ngắm những cánh rừng nguyên sinh Tây Yên Tử đẹp tuyệt.

Sau khi tham quan, làm lễ tại chùa Thượng Quý, các bạn xuống chùa Trung rồi di chuyển lên chùa Đồng.

Đến đây là quãng đường di chuyển “đường bộ – leo núi”. Trong quá trình di chuyển các bạn cần chú ý đến các biển chỉ dẫn, nếu không khi trở về lại di chuyển nhầm sang ga cáp treo của Quảng Ninh.

Đến điểm soát vé, các bạn sẽ mua vé nhé. Giá vé thăm quan là 40.000đ người lớn, 20.000đ trẻ em và người già trên 70 tuổi.

Qua cổng soát vé các bạn leo bộ khoảng hơn 700m sẽ đến “chùa Đồng” – đây là ngôi chùa linh thiêng cổ kính, dấu tích của vua Trần Nhân Tông.

Chùa Đồng trên đỉnh Tây Yên Tử
Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử

Ăn uống tại Tây Yên Tử

Phía dưới chân núi Tây Yên Tử có nhà hàng Tây yên Tử và một số quán ăn của người dân phục vụ các món ăn từ thú rừng cho đến các xuất cơm bình dân 50.000đ -120.000đ.

Sơn Động nổi tiếng với loại rượu Ba Kích, Ba Kích ngâm rượu bồi bổ rất tốt cho sức khỏe. Có các đặc sản như bánh vắt vai, Nấm Nim, Sâm Cau, trứng xôi kiến.

Đi về phía Lục Ngạn có các vườn trái cây, một trong những vựa trái cây lớn nhất miền Bắc như cam, táo, ổi, bưởi da xanh…

Một số địa điểm nên ghé khi đến Tây Yên Tử

Chùa Am Vãi ở xã Nam Dương

Cảnh đẹp ở đây sơn thủy hữu tình và được đánh giá là một điểm linh tụ của trời đất. Chùa có cái thế lưng tựa núi, mặt ngoảnh nhìn ra thung lũng rộng lớn, xa xa là sông Lục Nam uốn khúc chảy quanh như dải lụa.

Các địa điểm nên ghé khi đến Tây Yên Tử

Hồ Khuôn Thần ở xã Kiên Lao

Một số địa điểm nên ghé khi đến Tây Yên Tử

Nơi đây được mệnh danh là “Lá phổi xanh của miền Lục Ngạn” với tổng cộng 5 đảo thông xanh tốt quanh năm ngày tháng, đi du thuyền trên mặt hồ và ngắm cảnh trời mây non nước để cảm nhận vẻ đẹp trong lành, tĩnh lặng của thiên nhiên.

Hồ Cấm Sơn nằm ở 5 xã Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn, Phong Vân và Cấm Sơn. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, mặt nước hồ rộng tới 2500ha.

Một số địa điểm nên ghé khi đến Tây Yên Tử

Khu Suối Mỡ – Hồ Bấc ở xã Nghĩa Phương có 12 điểm di tích, Thờ Mẫu Thượng Ngàn, suối có cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Thác Suối Mỡ- Tây Yên Tử

Suối nước Vàng ở xã Lục Sơn

Suối nước vafbg - Tây Yên Tử

Đến với suối Nước Vàng, các bạn sẽ được khám phá vẻ đẹp hoang sơ bên trong rừng nguyên sinh hùng vĩ, bao la rộng lớn với hệ thảm thực vật, động vật đa dạng, phong phú.

Chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, nơi thờ 3 vị Sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Vĩnh Nghiêm - Tây Yên Tử

Tọa lạc trên quả đồi thấp, bao quanh là những ngọn núi non, sông nước, chùa Vĩnh Nghiêm cổ kính và tĩnh lặng thu hút vào tầm mắt của du khách thập phương là một phong cảnh hữu tình.

Tây Yên Tử Bắc Giang

Tây Yên Tử hiện đang thu hút rất nhiều khách tham quan, du lịch. Hy vọng, với bài chia sẻ trên sẽ tạo động lực thôi thúc các bạn xách balo lên và đi. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và có nhiều ảnh đẹp mang về nhé!

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here