Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai? là băn khoăn của không chỉ em nhỏ mà người lớn có khi cũng rất lúng túng. Cùng Nếm tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Nội Dung Chính
Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.
Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – THỜ KHỔNG TỬ và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.
Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học.
Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Ngoài Khổng Tử, Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Ngoài ra Văn Miếu Quốc Tử Giám còn thờ hiệu trưởng trường đại học đầu tiên – Văn Miếu Quốc Tử Giám – Chu Văn An.
Chu Văn An đã nổi danh từ những năm tháng mở trường dạy học ở quê nhà với “học trò đầy cửa”. Và cũng chính do tài năng, nhân cách, phương pháp đào tạo học trò mà Thầy đã được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời đến Thăng Long giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp và dạy cho Thái tử Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông sau này).
Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt.
Đến nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.
Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành.
Xin chữ ông đồ ở Văn Miếu là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới như thế này.
Vào năm 2019 này còn có chương trình rất đặc biệt, khu Hồ Văn có hát Quan họ trên thuyền, và xin chữ ông Đồ, nên rất đông khách.
Từ 8h sáng đến 20h tối, ông đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ đón không ngớt những đoàn đến xin chữ, già trẻ, lớn bé, cùng chen chân vào căn lều nhỏ bên hồ để có cho mình những nét chữ đẹp nhất cho ngày đầu năm.
Trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử” bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ.
Tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.
| Khám phá địa danh Hà Nội: Chùa Một Cột
Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Ngoài ra nơi đây cũng là nơi diễn ra các lớp học cho các em nhỏ để giảng dạy về truyền thống hiếu học và lịch sử lâu đời của Văn Miếu.