Chùa Bút Tháp (hay còn gọi là Ninh Phúc Tự) là một ngôi chùa cổ, lâu đời nổi tiếng ở miền Bắc, có lịch sử gần 800 năm tuổi. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc cổ độc đáo, phong cảnh hữu tình thơ mộng.

Chùa Bút Tháp nằm ở đâu?

Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ là nằm trên bờ sông Đuống cách Hà Nội khoảng 25km, còn được gọi chùa Nhạn Tháp vì thỉnh thoảng có những chú chim nhạn bay về đậu trên đỉnh tháp.

Chùa Bút Tháp tọa lạc ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc NinhVua Tự Đức đặt tên là chùa Bút Tháp vì tháp Báo Nghiêm trông tựa cây bút lông.

Chùa Bút Tháp có kiến trúc cổ độc đáo

Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Quần thể kiến trúc của chùa như một ốc đảo điểm xuyết cây xanh, nổi bật giữa cánh đồng lúa mênh mông.

Ngôi chùa quay về hướng Nam là hướng của trí tuệ, bát nhã trong triết lý nhà Phật. Các công trình kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm.

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Khung cảnh trang nhiêm, hữu tình thơ mộng ở chùa Bút Tháp

Ngoài cùng là tam quan chùa Bút Tháp, tiếp đó là gác chuông 2 tầng 8 mái nằm giữa hai dãy hành lang (mỗi dãy hàng lang gồm 26 gian) là 7 tòa nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng điện, Tích Thiện Am, nhà Trung, phủ thờ, hậu đường, tổng chiều dài hơn 100m.

chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bút Tháp

Điều đặc biệt, mỗi một công trình kiến trúc ở Chùa là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với những điểm họa tiết trang trí được làm bằng các chất liệu đa dạng “đá, gỗ, gạch”. Điều này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và môi trường thiên nhiên.

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Bên ngoài hành lang của chùa

Cảnh quan chùa được bố trí hài hòa, khu vườn rộng trồng cây xanh tỏa bóng mát.

 | Tìm hiểu: Hội Lim Bắc Ninh – Mảnh đất của những làn điệu Quan Họ

Chùa Bút Tháp – nơi lưu giữ nhiều bảo vật, cổ vật

Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam

Tượng do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Pho tượng này đã được Thủ tướng công nhận là 1 trong 30 bảo vật của quốc gia năm 2012.

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Tượng phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt

Tượng cao 3,7 m, chiều dày 1,15 m, ngang rộng 2,1m. Cánh tay xa nhất có chiều dài tới 200 cm, tượng phật Quan Âm có 11 đầu, 42 tay lớn và 958 tay dài ngắn khác nhau.

Tượng phật được đặt trên tòa sen Rồng đội với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ, đằng sau là vầng hào quang tỏa sáng, bên dưới là những hình trang trí sóng nước sống động như một thủy cung.

Tổng thể tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt như những vòng hào quang tỏa ra từ tâm.

Tượng với thiết kế hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật).

Tháp Báo Nghiêm

Tháp Báo Nghiêm là một trong những kiến trúc tiêu biểu của chùa Bút Tháp – Bắc Ninh.

Tháp Báo Nghiêm là một trong những kiến trúc tiêu biểu của chùa Bút Tháp
Tương truyền năm 1876, vua Tự Đức trong lần đi tuần thú vùng Kinh Bắc thấy chùa có cây tháp Báo Nghiêm tựa như cây bút khổng lồ vươn lên trời cao mà đặt tên chùa là chùa Bút Tháp và từ đó chùa mang tên Bút Tháp.

Tháp cao 13,5 m, gồm năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên rộng 2m (tâng trên có nhỏ hơn một chút). Mỗi tầng đều có 5 góc được gắn 5 quả chuông nhỏ, lòng tháp có một khoang tròn với đường kính 2,29 m.

Ngoài kỹ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng của tháp Báo Nghiêm được bao quanh bằng hai vòng tường, có cấu tạo bằng cột và lan can. Ở tầng dưới cùng của tòa tháp có mười ba bức chạm đá lấy đề tài chủ yếu là các con thú.

Nét kiến trúc cổ ở chùa Bút Tháp
Hoa văn trên tháp Báo Nghiêm

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa

Tháp quay Cửu Phẩm Liên Hoa – Hoa sen chín tầng – Tháp cao chín tầng như 9 đài sen, 8 mặt đều đặn thể hiện 8 phương của nhà Phật, ngăn cách giữa các tầng là bức gỗ chạm cánh sen nở xòe bốn phía, đầu nhọn khối nổi phồng.

Chín đài sen tượng trưng cho 9 cấp thành chính quả của Phật giáo.

Điều đặc biệt hơn là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ trước, mỗi vòng quay của tháp tương ứng với 3.542.400 câu niệm phật.

Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa hơn 300 tuổi ở Chùa Bút Tháp

 | Đọc thêm: Chùa Phật Tích – Khám phá ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh

Lễ hội chùa Bút Tháp Bắc Ninh

Lễ hội chùa Bút Tháp là một lễ hội truyền thống được tổ chức đều đặn hàng năm vào ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch tại chùa Bút Tháp – Bắc Ninh.

Với các hoạt động đa dạng và đậm nét văn hóa truyền thống, lễ hội góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 Lễ hội Chùa Bút Tháp
Không khí đông vui ở lễ hội Chùa Bút Tháp

Lễ hội gồm 2 phần:

Phần Lễ, diễn ra chủ yếu trong khu nội tự với các nghi lễ truyền thống như: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ,… Với sự tham gia của đông đảo dân làng và khách du lịch thập phương.

Tiếp đó là phần Hội, với các hoạt động văn hóa, thể thao: Cờ tướng, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo,… Các hoạt động này vô cùng hấp dẫn, thu hút nhân dân trong tỉnh, và sự giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao ở các tỉnh khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,…

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Dịp đầu năm mới (sau Tết Nguyên Đán), Chùa Bút Tháp rất đông du khách thập phương về du xuân vãng cảnh.

Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh trải qua nhiều năm thăng trầm cùng với lịch sử, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, độc đáo. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài nước.

 | Nếu còn thời gian, bạn có thể đến Khám phá “Chùa Dâu” để hành hương về cội nguồn đất Việt nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here