Bản đồ Hải Phòng, Việt Nam qua Google Maps. Thành phố Hải Phòng được nhớ đến là thành phố ven biển hiện đại và văn minh.
Nội Dung Chính
Bản đồ Thành phố Hải Phòng
Maps bản đồ Hải Phòng
Bản đồ quận huyện thuộc thành phố Hải Phòng
Vị trí thành phố Hải Phòng
Hải Phòng có phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông – cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Đông Đông Bắc.
Một vài nét về thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam và là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.
Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế – khoa học – kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và bộ tư lệnh vùng 1 hải quân.
Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng, hay Thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn.
“Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.”
Có thể bạn chưa biết, Hải Phòng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam ngay sau năm 1975 cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng hiện nay là ông Lê Văn Thành.
Trụ sở Ủy ban nhân dân đặt tại số 18 phố Hoàng Diệu, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng (cổng chính) và phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã), 52% cư dân sống ở đô thị và 48% cư dân sống ở nông thôn.
Đền và chùa nổi tiếng ở Hải Phòng
- Đền Nghè (thờ nữ tướng Lê Chân-người khai sinh ra TP Hải Phòng ngày nay).
- Đền Tam Kì (thờ Quan Lớn đệ Tam thoải phủ).
- Chùa Cấm, Cây đa Mười Ba Gốc, đền Tiên Nga.
- Từ Lương Xâm (đền Ngô Quyền), quận Hải An, ngôi đền thờ Ngô Vương Ngô Quyền, có công đánh tan quân Nam Hán xâm lược trên sông Bạch Đằng năm 938. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia và là nơi đặt tượng đài Ngô Quyền lớn nhất Hải Phòng.
- Đền Long Sơn (hay còn gọi là đền Suối Rồng ở Đồ Sơn thờ cô Chín Sòng)
- Đền Vạn Ngang – Đồ Sơn (thờ chính cung Công đồng Thoải phủ).
- Đền Sơn Lâm (đền bà Ngọc) số 220 Tây Sơn, phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, Hải Phòng. Thờ Chúa Bà Sơn Trang Đông Cuông.
- Đền Bà Đế.
- Đền Phú Xá (thờ Đức Thánh Trần).
- Phủ Thượng Đoạn (thờ Mẫu Liễu Hạnh).
- Đền Trần – Đồ Sơn.
- Chùa Hàng (phố Chùa Hàng), chùa Đỏ, chùa Phổ Chiếu, chùa Vẽ, chùa An Dương…
- Khu tưởng niệm các Vua Vương triều Mạc ở xã Ngũ đoan, Kiến thụy.
- Chùa Đồng Giới.
- Đình Đồng Dụ.
- Chùa Văn Tra.
Nguồn: Wikipedia