Khám phá “Kinh thành Huế” nơi lưu giữ nguyên vẹn kiến trúc thời phong kiến

0
349

Kinh Thành Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Huế. Nơi đây còn lưu giữ lại nhiều hiện vật của thời phong kiến ngày xưa. Những kiến trúc độc đáo mà khó có nơi khác có được. Nào! Hãy cùng Nếm TV khám phá Kinh Thành Huế nhé.

Kinh thành huế ở đâu?

Kinh Thành Huế còn được gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một tòa thành ở cố đô Huế. Nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ năm 1802 đến năm 1945.

Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Kinh Thành Huế - kinh thành huế
Kinh Thành Huế (ảnh sưu tầm)

Di chuyển đến kinh thành huế bằng cách nào

Các bạn có thể di chuyển đến Kinh Thành Huế bằng một số phương tiện như sau.

Máy bay:

  • Từ Thành phố Hồ Chí Minh (sân bay Tân Sơn Nhất) đến Huế (sân bay Phú Bài) chỉ với 30 phút. Giá vé khoảng 400.000 VNĐ/lượt
  • Từ Hà Nội (sân bay Nội Bài) đến Huế (sân bay Phú Bài) chỉ với 1 giờ đồng hồ, giá vé từ 750.000 VNĐ/lượt.
  • Từ sân bay Phú Bài cách Kinh Thành Huế khoảng 15m nên du khách có thể di chuyển bằng 2 cách: đi taxi hoặc xe trung chuyển của sân bay.

Xe khách:

  • Từ Hà Nội đến Huế các bạn nên chọn một số hãng xe nổi tiếng như Hoàng Long, Cemal Trevel, giá giao động từ 250.000VNĐ/ lượt/người đến 350.000VNĐ/lượt/người.
  • Từ Thành phố Hồ Chí Minh các bạn những nhà xe phổ biến như Tâm Minh Phương, Minh Đức, Hoàng Long ,..giá từ 400.000VNĐ/người/lượt đến 650.000VNĐ/người/lượt.
  • Từ Đà Nẵng các bạn có thể chọn nhiều xe để di chuyển, rất dễ để tìm xe đến Huế. Giá cũng chỉ từ 80.000VNĐ/người/lượt đến 180.000VNĐ/người/lượt.

Lịch sử hình thành Kinh Thành Huế

Năm 1802 sau khi Vua Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, ông đã chọn nơi đây làm nơi đóng đô. Nơi đây có phong thủy tuyệt đẹp, tiền án kinh thành là núi Ngự Bình.

Kinh Thành Huế - cổng trước
Chính diện cổng của Kinh Thành Huế.

Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ tạo thành thế rồng chầu hổ phục, một khúc sông Hương chảy qua hai cồn cong như một cánh cung ý mang lại sinh khí cho Kinh Thành.

Kinh Thành Huế - kênh đào
Con kênh đào ngăn cách Kinh thành Huế (ảnh sưu tầm)

Trải qua 30 năm, Kinh Thành Huế là một trong những công trình đồ sộ và quy mô nhất. Đi qua hai đời Vua, kinh thành mới có hình hài, dáng vóc giống ngày nay.

Kiến trúc của Kinh thành Huế

Kinh Thành Huế được xây dựng ngay bên bờ sông Hương Thơ Mộng, xoay mặt về hướng Nam và có diện tích khoảng 520ha. Ngoài kinh thành ra còn có Hoàng Thành và Tử Cấm Thành cũng xoay về hướng Nam (có ý nghĩa là cai trị thiên hạ).

Kinh Thành Huế - tối
Buổi tối tại Kinh Thành Huế (ảnh sưu tầm)

Vòng thành có chu vi gần 10km, cao khoảng 6,6m, dài 21m với những công trình được bố trí đều nhau. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc, hệ thống sông đào có chức năng bảo vệ và chức năng giao thông đường thủy.

Kinh Thành Huế - kênh đào
Kênh đào có nhều ý nghĩa quan trọng với Kinh Thành Huế (ảnh sưu tầm

Thành có 10 cửa chính là cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Đông Bắc. Ngoài ra còn một cửa thông với Trấn Bình Đài

Đại Nội Kinh Thành Huế

Hoàng thành

Được xây dựng vào năm 1804, với trên dưới hơn 100 công trình được hoàn chỉnh đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833.

Kinh Thành Huế - Hoàng Thành
Hoàng Thành Huế (ảnh sưu tầm)

Là vòng thành thứ hai của Kinh Thành Huế, đây là nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng Thành còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị Vua nhà Nguyễn. Bên trong Hoàng Thành còn có Điện Thái Hòa là nơi thất triều và khu vực các miếu thờ.

Tử Cấm Thành

Là vòng thành trong cùng của Kinh Thành là nơi sinh hoạt của Vua và Hoàng Gia. Thành được xây và năm 1804, có hình chữ nhật với cạnh Nam và Bắc dài 341m, cạch Đông và Tây dài 308m, chu vi là 1298m bao gồm 50 công trình lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.

Kinh Thành Huế - Tử Cấm Thành
Lối vào Tử Cấm Thành (ảnh sưu tầm)

Phía Nam là cửa Đại Cung Môn chỉ để cho Vua đi làm việc. Ngoài ra còn một số phòng để Vua nghỉ ngơi, ăn uống, đọc sách, nhà hát.

Các di tích có trong Kinh thành Huế

Kỳ Đài

Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), sau nhiều lần tu sửa thì có hình dạng cho đến ngày nay. Hay còn được gọi là cột cờ, nằm chính giữa mặt Nam của Kinh Thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh là nơi treo cờ của triều đình.

Kinh Thành Huế - Kỳ Đài
Kỳ Đài ở trong Kinh Thành Hiếu (ảnh sưu tầm)

Trường Quốc Tử Giám

Đây là trường Đại Học đầu tiên được xây dựng dưới triều đại nhà Nguyễn, nơi đây đi quy tụ và đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước. Hiện nay Quốc Tử Giám đã trở thành bảo tàng Huế, là nơi lưu giữ các hiện vật của Huế qua các thời kỳ.

Kinh Thành Huế - Quốc Tử Giám
Trường Quốc Tử Giám (ảnh sưu tầm)

Điện Long An

Được xây dựng vào năm 1845, Là nơi nghỉ ngơi của Vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền ở mỗi dịp đầu xuân. Cũng là nơi mà Vua Thiệu Trị thường hay lui tới để nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ.

Kinh Thành Huế - điện Long An
Điện Long An (ảnh sưu tầm)

Ngày nay Điện Long An còn lưu giữ các hiện vật của cung đình, giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của Vua Chúa ngày xưa.

Kinh Thành Huế quả là địa điểm du lịch có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Không những thế, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều hiện vật của thời phong kiến xưa. Nếu có dịp đến Huế các bạn hãy ghé qua chiêm ngưỡng Kinh Thành Huế nhé. Và không quên đồng hành cùng Nếm TV để biết thêm những địa điểm du lịch khác nhé.

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here