Nếu bạn hỏi một người con thủ đô rằng Hồ Tây Hà Nội có gì? Thì chắc chắn câu trả lời nhận là sẽ là Hồ Tây có bình yên, sự bình yên hiếm hoi giữa Hà Nội tấp nập này.
Hãy cùng NếmTV đến và khám phá nét đẹp riêng của nơi đây nhé.
Nội Dung Chính
Hồ Tây ở đâu?
Hồ Tây Hà Nội – Thủ đô xanh
Chắc ai cũng biết rằng “Hồ Tây nằm trong Thủ đô Hà Nội“, cụ thể hơn vị trí nằm ở phía tây bắc Thủ đô. Đường đi vòng quanh Hồ Tây chạy qua các trục đường chính như: Thụy Khuê – Thanh Niên – Nghi Tàm – Âu Cơ – Lạc Long Quân.
Hồ Tây Hà Nội trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ.
Hồ Tây trước đây chính là một đoạn của sông Hồng. Trải qua quá trình ngưng đọng và đổi dòng của sông, hồ đã trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực nội thành Hà Nội.
Diện tích Hồ Tây?
Hồ Tây có diện tích mặt nước lên tới hơn 500 ha và chu vi là 14,8 km. Hiện nay đã có cung đường bao quanh Hồ có độ dài hơn 17km.
Đọc thêm: 1 vòng Hồ Tây rộng bao nhiêu km?
Một Hồ Tây giàu tính sử
Phía Tây hồ hiện nay vẫn còn nhiều dấu vết của các làng cổ. Các làng cổ này đều gắn với những nhân vật, tích lịch sử lâu đời. Làng Nghi Tàm nơi Bà Huyện Thanh Quan được sinh ra.
Bạn có thể đến thăm làng Xuân Tảo nơi có đền Sóc thờ Thánh Gióng hay Làng Trích sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng bốn phương…
Đường Thanh Niên
Đường Thanh Niên chia cắt Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch cũng là một công trình mang tính lịch sử cao. Đường được làm từ năm 1957-1958 và trước đây có tên gọi là đường Cổ Ngư.
Đường được hình thành từ con đê hẹp đắp ngăn một góc của Hồ Tây, được thanh niên, học sinh lao động mở rộng như bây giờ. Vậy nên sau này mới được đổi tên thành đường Thanh Niên.
Trường trung học phổ thông Chu Văn An
Ngoài ra khi đi một vòng Hồ Tây, ta còn có thể bắt gặp trường trung học phổ thông Chu Văn An. Trường Chu Văn An được thành lập năm 1908 và từng mang tên trường Bưởi.
Đây là một trường trung học phổ thông chuyên công lập của Hà Nội và là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Với kiến trúc Pháp cổ được lưu giữ và bảo tồn tốt, đây không chỉ là một trường học có chất lượng cao mà cũng là một công trình kiến trúc rất đáng ngưỡng mộ.
Trường Chu Văn An đã từng là trường quay của rất nhiều phim lấy bối cảnh Hà Nội những năm 80-90 trở về trước.
Trung tâm tâm linh của Hà Nội
Là một kinh đô lâu đời, Hà Nội có một hệ thống di sản, di tích phong phú. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây đã có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hàng với nhiều di tích nổi tiếng.
Cứ mỗi khi tết đến xuân về, những ngôi đền, chùa này thu hút hàng vạn lượt khách thập phương đến thăm quan vãn cảnh và cầu bình an.
Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây dường như đã ôm trọn toàn bộ không gian văn hóa lịch sử gắn liền với các truyền thuyết tâm linh cùng các công trình nghệ thuật, kiến trúc gắn với lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô.
Đây cũng là lí do đây là điểm đến hàng đầu của du khách Tây khi muốn tìm hiểu về lịch sử, tâm linh của Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc
Một trong những di tích nổi tiếng nhất với du khách thập phương chính là chùa Trấn Quốc. Chùa nằm ngay trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước. Du khách khi đến lễ chùa sẽ đi từ lối đường Thanh Niên.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam và cổ nhất ở Hà Nội, có từ thời vua Lý Nam Đế thế kỉ VI.
Khi mới xây dựng, chùa được gọi là chùa Khai Quốc và được xây dựng ngoài bãi sông Hồng. Sau này, đến thờ Hậu Lê thế kỉ XVII thì được chuyển vào đây.
Trước đây thì bán đảo này được gọi là bãi cá vàng, nơi vua chúa du xuân ngoạn thủy. Ngôi chùa tính đến này ngôi chùa này đã có niên đại 1478 năm.
Khoảng lặng bên Hồ Tây
Hồ Tây Hà Nội không chỉ đẹp bởi không gian mênh mang sóng nước xanh. Bên hồ những hàng bằng lăng tím mộng mơ, những cánh hoa phượng đỏ thắm mỗi mùa hè về thổi vào nơi đây nét lãng mạn bình yên.
Xem thêm: Ảnh Hồ Tây lãng mạn và đầy chất thơ
Mặt hồ yên tĩnh thi thoảng nổi lên vài gợn sóng từ những làn gió lay động lòng người. Đối với những người con của Hà Nội thì Hồ Tây chính là một địa điểm quen thuộc cho một giây phút sống chậm lại giữa những tấp nập bận rộn.
Hồ Tây qua các khung giờ
Mỗi sáng tinh mơ, những cụ già lại rủ nhau rảo đi dạo quanh hồ hay tập thế dục trên những thiết bị được đặt ở các vườn hoa quanh hồ.
Mỗi chiều hè lang thang quanh hồ, bạn có thể thấy những bác lớn tuổi vác cần đi câu hay những đứa trẻ ôm phao được ông bà dắt ra hồ tắm mát.
Chiều hoàng hôn, sau một ngày dài mệt mỏi một vòng xe đạp hưởng thụ hít thở không khí trong lành đã trở thành thói quen của nhiều người sống quanh hồ.
Buổi chiều tà và đến khi màn đêm hoàn toàn hạ xuống, Hồ Tây Hà Nội lại mang một hình dáng khác. Đây trở thành nơi gặp gỡ bạn bè, người thân, nơi hẹn hò, lưu giữ kỉ niệm tình yêu của những người yêu nhau.
Có những người một mình, muốn đắm chìm vào cái bình yên của nơi đây thì tìm lấy một góc nhìn ra hồ. Bạn có thể co gối trên chiếc ghế xếp bên đường nhâm nhi ly cà phê.
Hay lượn một vòng hồ thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một chiếc kem ốc quế chính hiệu Hồ Tây Hà Nội.
Nếu đang mệt mỏi giữa những áp lực của học tập và công việc thì sao bạn không thử dành một cuối tuần tìm lại sự bình yên cho bản thân ở Hồ Tây nhỉ?
À, bạn có thể đến Hồ Tây vào dịp cuối tuần và thưởng thức những chiếc bánh tôm ròn rụm nức tiếng qua bài giới thiệu của NếmTV nhé: Bánh tôm Hồ Tây – Một nét đẹp của ẩm thực Hà Nội