Biết đến như một làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời, làng lụa Vạn Phúc Hà Đông nét đẹp văn hóa cổ truyền ngày nay.

Đi vào thơ ca Việt Nam từ ngàn đời xưa, làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng với quy trình dệt lụa tinh sảo, khéo léo. Như một biểu tượng cho cái đẹp, lụa Vạn Phúc đã đi vào lòng người một cách mộc mạc mà chân thực nhất qua câu thơ sau:

“ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”

LÀNG LỤA VẠN PHÚC KHI XƯA

Theo một số tư liệu cổ cho hay, làng lụa Vạn Phúc được lập ra từ năm 865 sau công nguyên, và nghề dệt đã ra đời cách đây hơn 1.000 năm, vào khoảng thế kỷ 13, là tiền đề hình thành nên lịch sử làng lụa Hà Đông với phần lõi là làng nghề Vạn Phúc.

Xưa kia, khi cư dân còn thưa thớt, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Những sản phẩm tơ lụa trong nước hầu như đều được sản xuất ở làng lụa này, tuy nhiên khi đó chưa mấy ai biết đến sự tồn tại của làng lụa Vạn Phúc, mà người ta vẫn hay gọi là lụa Hà Đông.

làng lụa vạn phúc - ngày xưa

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, làng nghề tơ lụa nổi tiếng này đã tạo ra những sản phẩm bắt mắt, nổi tiếng và được chọn để may những bộ quân phục triều đình, đặc biệt là dưới triều nhà Nguyễn. Từ các đời vua này sang vua khác đều sai lính xuống tận làng lụa Vạn Phúc để mua sa, mua gấm về dùng.

Cho tới năm 1931, sản phẩm của làng lụa nổi tiếng này được ra mắt thị trường quốc tế ở hội chợ Marseille và được người Pháp đánh giá là một trong nhiều sản phẩm tinh xảo nhất của vùng Đông Dương thời bấy giờ.

làng lụa vạn phúc - chọn lụa

Vào năm 1958 lụa Vạn Phúc chính thức được xuất sang các nước Đông Âu và chiếm được lòng tin yêu của người dân bên đó, cho tới ngày nay, các sản phẩm của làng lụa nổi tiếng này đã được xuất khẩu qua rất nhiều nước trên thế giới.

LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

Ngày nay, sau khi hòa bình được lặp lại, làng lụa Vạn Phúc ngày càng được chú trọng và gìn giữ như một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ thời xa xưa.

Lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km. Một làng nghề truyền thống nằm ven con sông Nhuệ trải dài mãi vào tận sâu bên trong với chiếc cổng chào ghi to dòng chữ “Làng Vạn Phúc”

làng lụa vạn phúc - cổng làng

Sau bao năm tháng đổi thay, làng lụa Vạn Phúc cũng dần thay đổi cùng với đất nước, con người Việt. Như một minh chứng cho nền văn hóa nước nhà, làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông nay đã được tu sửa lại nhiều lần trở nên đẹp hơn, rộng hơn nhưng đâu đó vẫn còn nét cổ xưa, nét đẹp mà chẳng thể bào mòn qua năm tháng.

Không chỉ là một làng nghề truyền thống dệt lụa, nơi đây còn nổi tiếng với một địa danh tham quan dành cho nhiều du khách gần xa.

Đâu đó vẫn là một hình ảnh xưa cũ, cây đa cổ thụ, giếng nước và sân đình. Những nét đẹp truyền thống mà nay chỉ còn thấy ở những làng quê cổ kính vẫn được tái hiện ở một vùng đô thị chỉ cách trung tâm thủ đô vẻn vẹn 10km.

CÁC SẢN PHẨM TƠ LỤA VẠN PHÚC

Các sản phẩm của làng rất đa dạng và phong phú với hơn 70 loại the, lụa, gấm, lĩnh cùng với đó là vóc, vân, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi,…. được gọi với nhiều tên khác biệt như băng hoa, long phượng, mây bay, tứ quế, sa trơn, the trơn, đũi hoa, vân thọ đỉnh.

Có tiếng là chất lượng bền đẹp, lụa Vạn Phúc mang tới cho những dùng những sản phẩm này cảm giác mềm mại nhẹ nhàng, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ.

làng lụa vạn phúc - nhiều loại lụa

Làng lụa hiện nay có khoảng hơn 800 hộ làm nghề với nhiều loại mặt hàng, sản phẩm khác nhau. Như một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, các hộ dân liên kết với nhau trong quá trình sản xuất tơ lụa, người dệt, người vẽ hoa, người se chỉ, người nhuộm,….

Mặc dù đã được thay đổi rất nhiều qua thời gian, nhưng những khung dệt cổ từ thời xa xưa vẫn còn sót lại trong nhiều gia đình làm nghề. Có lẽ đây cũng là một trong những thứ khiến du khách gần xa cảm thấy thích thú khi tới đây.

làng lụa vạn phúc - chọn tơ

Du khách được trải nghiệm từng công đoạn của dệt lụa, để làm được những sản phẩm đặc sắc, người thợ dệt phải rất công phu và tỉ mỉ đến từng công đoạn một.

Ngay từ công đoạn chọn tơ, không chỉ quấn tơ vào những máy móc hiện đại như những làng lụa khác mà ở đây người thợ phải chọn từng sợi tơ, đẽo sợi thành những sợ tơ màu trắng, bóng nhẵn, không sùi lông, trị số tơ phải đều, sau đó mắc sợi, lựa chọn riêng sợi dọc, sợi ngang.

làng lụa vạn phúc - cổ truyền

Sợi sau khi tơ phải đem hồ, việc hồ sợi chỉ thực hiện với loại sợi dọc và đòi hỏi kỹ thuật cao. Người thợ phải pha thêm sáp ong vào hồ để hồ sợi, đồng thời sử dụng bí quyết riêng để làm cho sợi sau khi hồ vừa dẻo, dai, bóng.

Không chỉ cần sự tỉ mỉ, mà người thợ làng nghề phải đòi hỏi thật khéo léo và điêu luyện để hoàn thiện được một sản phẩm tơ lụa đặc sắc. Những hoa văn được lấy cảm hứng từ những tác phẩm truyền thống đan xem một nét tinh tế thời hiện đại.

Lụa Vạn Phúc – tinh hoa đất Việt, ngày nay càng được phát triển trong nước và vươn ra ngoài thế giới, nhắc tới quê lụa thì chẳng còn nơi đâu nổi tiếng bằng lụa Hà Đông.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here