Tây Thiên – Vĩnh Phúc là một địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách biết đến. Nơi đây có núi non trùng điệp, thơ mộng hữu tình và có những ngôi chùa rất linh thiêng.

Tây Thiên nằm ở đâu?

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tây Thiên cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km

Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử.

Tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

Nên đi Tây Thiên vào mùa nào?

Các bạn có thể đi Tây Thiên vào tất cả các mùa, mỗi mùa Tây Thiên đều có những điểm thú vị riêng.

  • Vào mùa hè, đến với Tây Thiên sẽ giúp các bạn thanh tịnh, tránh xa những ồn ào, nóng nực nơi phố phường.
  • Mùa thu và mùa đông sẽ mang lại cho các bạn những cảm giác sâu lắng nơi núi rừng chìm vào sương mù, văng vẳng tiếng trống, tiếng kinh Phật trong gió.
  • Đến đây vào mùa xuân, các bạn có thể cảm nhận được không khí se lạnh thoang thoảng hương trầm hòa quyện cùng hương thơm núi rừng, ngắm nhìn cảnh vật đâm chồi nảy lộc, hoa đào khoe sắc thắm… Đây là mùa Tây Thiên đón tiếp rất đông khách thập phương đến thắp hương, lễ bái, cầu may mắn tài lộc. Thêm vào đó, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những lễ hội đầu xuân đầy thú vị tại vùng đất thiêng này.
Tây Thiên - Vĩnh Phúc
Núi non hùng vĩ ở Tây Thiên

Những điểm điểm tham quan ở Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất Việt Nam. Được xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự

Để lên khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, các bạn có thể đi bộ hoặc sử dụng dịch vụ tại đây. Tùy theo sức khỏe và sở thích của bản thân mình để lựa chọn các phương án đi bộ hoặc kết hợp xe điện và cáp treo.

Tây Thiên cổ tự

Bảng giá vé Cáp treo và xe điện 

Đi lại bằng xe điện: Gồm 20 xe điện 8 chỗ hiện đại, chuyên chở du khách trên hành trình dài 1,5km từ bến xe điện (ngay sát Chùa Thiên Ân và đền Thỏng) tới Nhà ga đi cáp treo Tây Thiên. Giá vé: 20.000 đồng/người.

Đi bằng cáp treo:

  • Từ 7h tới 17h30′ các ngày trong tuần
  • Giá khứ hồi cho người lớn là 240.000 đồng/người, trẻ em là 160.000 đồng/người.
  • Giá vé một chiều cho người lớn là 150.000/ người, trẻ em là 100.000/người

Lưu ý:

  • Giá vé trẻ em áp dụng cho người cao từ 1m đến 1,3m
  • Miễn phí với trẻ em dưới 1m

Bảo tháp

Nằm phía bên trái cổng Tam Quan là Đại Bảo tháp Tây Thiên Vĩnh Phúc. Một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa chưa từng có từ trước đến nay tại Việt Nam.

Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế cao 29m, gồm 3 tầng – tượng trưng cho Thân Khẩu Ý của Đức Phật.

Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh là đất, nước, gió, lửa, và không khí.

Bảo tháp Tây Thiên

Đền Thỏng

Đền Thỏng hay còn gọi là đền Trình, là nơi du khách hành hương vào trình báo trước khi đăng sơn lên khu Đền Thượng – nơi thờ chính của Quốc Mẫu Tây Thiên.

Đền Thỏng hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng.

Đền là nơi diễn ra các sự kiện chính của phần Lễ trong Lễ hội Tây Thiên, với các lễ dâng hương, lễ khai hội và lễ tế.

Đền Thỏng là của ngõ Tây Thiên

Đền Cậu

Qua đền Thỏng, theo con đường rợp bóng mát là tới đền Cậu Tây Thiên Vĩnh Phúc. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh. Tương truyền là nơi Cậu ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu Tây Thiên.

Trong đền có hai pho tượng gồm một nam, một nữ, một cặp xứng đôi trong tư duy lưỡng hợp. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái.

Đền Cậu Tây Thiên

Đền Cô

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô Tây Thiên Vĩnh Phúc. Đền Cô có niên đại lâu đời và thờ Cô Bé. Tương truyền là con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu Tây Thiên giúp dân giúp nước.

Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đạt và yên bình với thảm thực vật xanh mướt. Dòng suối Giải Oan cùng giếng cổ sát chân đền Cô có tiếng là linh thiêng, du khách thường lấy nước từ đây để dâng lên cùng lễ vật thờ cúng.

Đền cô Tây Thiên

Tịnh thất

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ phủ rêu phong, sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên Vĩnh Phúc. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch.

Tịnh Thất Tây Thiên

Đền Thượng

Đền Thượng nằm trên sườn núi Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo, ẩn hiện trong mây mù, chim hót, thông reo. Đây được xem là nơi ở của Quốc Mẫu (Vĩnh Phúc), và là nơi thờ chính của bà với thần hiệu “Tam Đảo sơn Trụ Quốc Mẫu”.

Đền thượng Tây Thiên

Tây Thiên Vĩnh Phúc là địa điểm văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Ngoài đi Tây Thiên, bạn có thể kết hợp đi tham quan Tam Đảo. Đây là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự hiện diện của 4 mùa trong một ngày.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here