“Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về,

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.”

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam, là nơi khởi nguồn của đạo Phật. Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương, tìm hiểu về giá trị lịch sử của chùa.

Chùa Dâu nằm ở đâu?

Chùa Dâu nằm ở đâu? –  Ngôi chùa thuộc địa phận xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Ngôi chùa nằm cách trung tâm tp. Bắc Ninh khoảng 22km về hướng Nam, cách Thủ đô Hà Nội 25km theo hướng Đông.

Chùa Dâu là ngôi chùa cổ ở Việt Nam

Cách đi bằng xe máy

Từ trung tâm Bắc Ninh, bạn đi theo Quốc lộ 38 – qua cầu Hồ – qua thị trấn Hồ – gặp ngã tư Đông Côi, thì rẽ sang bên phải theo Quốc lộ 18B gần 6km nữa là tới Chùa Dâu.

– Từ Hà Nội, bạn theo Quốc lộ 5 – đến ngã 4 Phú Thị thì rẽ trái theo Quốc lộ 18B – qua phố Sủi – qua chợ Keo, đi tiếp chừng 6km là tới Chùa Dâu.

Cách đi bằng xe bus

Xe bus tuyến 204, Hà Nội – Thuận Thành (Bắc Ninh), bạn xuống ở khu vực chợ Dâu, nằm gần chùa Dâu.

– Lộ Trình: Điểm trung chuyển Long Biên – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Linh – Quốc Lộ 5 – Ngã 4 Phú Thị – Đường 181 – Phố Sủi – Keo – Kim Sơn – Chùa Keo – Phố Toàn Thắng (KCN Hapro) – Đức Hiệp – Xuân Lâm – Hà Mãn – Chùa Dâu – Thanh Hoài (Thanh Khương) – Tám Á (Gia Đông) – Phố Khám (Gia Đông) – Thị trấn Hồ (Thuận Thành).

Nét kiến trúc độc đáo của chùa Dâu

Chùa Dâu được xây dựng với kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Có 4 dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh 3 ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.

Nét kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Dâu là “tòa tháp Hòa Phong” nằm ở khoảng sân chùa. Tháp xây bằng gạch nung già, trước kia tháp có 9 tầng nhưng nay chỉ còn ba tầng dưới. Mặt trước tầng hai có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”.

Tháp Hòa Phong ở chùa Dâu

Tháp xây theo bình đồ vuông, mỗi cạnh tầng rộng gần 7 m. Mỗi tầng có bốn cửa vòm ở bốn mặt. Trước tháp, ở bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, còn ở bên trái có tượng một con cừu đá, đây là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc, phía trên treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.

Chùa Dâu Băc Ninh

Phía sau chùa là vườn tháp, nơi lưu giữ di cốt của các nhà sư tu hành tại chùa.

Vườn tháp ở Chùa Dâu

 | Khám phá thêm: Nét đẹp kiến trúc quần thể di tích lịch sử Đền Đô

Lễ hội chùa Dâu

Lễ hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội được coi là cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Ngày xưa, các vua chúa thường về đây dự lễ hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo.

Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể theo đúng phong tục truyền thống kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương hạ sinh nữ nhi.

Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng, ni phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội.

Lễ Hội Chùa Dâu

Hội Dâu có 12 làng cùng phối hợp với nhau tổ chức, 12 làng nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn. Hội diễn ra trong hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch, ngày mùng 8 là hội chính.

 | Rủ nhau khám phá “Thành cổ Bắc Ninh” vào dịp cuối tuần

Hoạt động chính của hội là các làng tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa của làng mình về chùa Dâu.

Lễ hội chùa Dâu

Thưởng thức đặc sản ở quê hương chùa Dâu

Về với chùa Dâu Bắc Ninh, chắc chắn bạn phải nếm thử đặc sản nổi tiếng ở nơi đây.

Cháo thái Đình Tổ

Mặc dù món cháo thì đâu đâu cũng có và vô cùng phổ biến nhưng đặc trưng và riêng biệt như món cháo thái Đình Tổ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì không có lẽ không nơi nào có được. Cháo thái đã có mặt trong đời sống của người dân Đình Tổ từ lâu đời.

Đặc sản ở quê hương chùa Dâu

Cháo thái Đình Tổ được chế biến không quá cầu kỳ. Gạo được xay nhuyễn, nhào thành cục to. Nấu nước cháo hầm từ xương, thịt gà, thịt lợn. Khi nước dùng sôi, người ta dùng dao mỏng để thái từng miếng bột cho vào nồi cháo, khi cháo chín, cho thêm hành hoa, tiêu xay, nêm nếm thêm gia vị bắc xuống là dùng được.

Nem làng Bùi

Nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm, đời này kế tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề cha ông để lại.

Nem làng Bùi được rất nhiều người ưa chuộng vì mang hương vị đúng “chuẩn” làng nghề, vừa thơm ngon, cầu kỳ, tinh tế lại vừa an toàn vệ sinh.

Nem Bùi được “khai sinh” từ làng Bùi Xá, huyện Thuận Thành, nghề làm nem được truyền từ đời này sang đời khác, trải qua hàng trăm năm.

Đặc sản ở chùa Dâu

Bánh tro Đình Tổ

Bánh tro Đình Tổ được làm từ gạo nếp, nước tro, một ít vôi. Bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong. Để được nước tro trong, có mùi thơm, người ta dùng nếp rơm đốt lấy tro, hòa với nước vôi để lắng nước trong, bỏ cặn.

Gạo nếp được vo sạch, ngâm trong vòng 3 – 4 giờ, với ra để ráo nước. Lá chuối hoặc lá dong hấp chín, mềm để gói bánh.

Đặc sản ở quê hương chùa Dâu

Bánh tro Đình Tổ rất mềm, có vị thơm mát, ngọt ngào. Thức ăn dân dã chắc chắn sẽ làm cho bạn khó quên.

Nếu như đến Bắc Ninh, bạn hãy dành thời gian để ghé thăm “chùa Dâu – Top những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam” nhé!

 

 

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here