Cao Bằng là vùng đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp vô cùng kỳ thú cùng với núi rừng hùng vĩ. Không những vậy, Cao Bằng còn là địa điểm du lịch thu hút bởi những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử.

Để có một chuyến du lịch Cao Bằng hoàn hảo, các bạn hãy theo dõi bài viết chia sẻ KINH NGHIỆM ĐI DU LỊCH CAO BẰNG của Nếm nhé.

 du lịch Cao Bằng

Tổng quan về Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 286 km. Cao Bằng có diện tích là 6.703,42 km2, đường biên giới dài hơn 333km.

  • Phía tây giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang
  • Phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn
  • Phía bắc và phía đông giáp Quảng Tây (Trung Quốc).

Cao Bằng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

  • Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm.
  • Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh, hay xuất hiện sương mù và sương muối.

Nên đi du lịch Cao Bằng vào thời gian nào?

Khí hậu Cao Bằng được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nếu bạn đi vào tầm tháng 8 – 9 thì hãy đến Thác Bản Giốc, mùa này nhiều nước nên thác sẽ rất đẹp.

  • Đi vào cuối tháng 11: Đây là mùa của hoa tam giác mạch, các bạn sẽ đi du lịch Cao Bằng ngắm hoa kết hợp với du lịch Hà Giang.
  • Nếu muốn ngắm băng tuyết thì nên đi vào mùa đông (khoảng cuối năm) ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ sẽ hạ rất thấp, có thể xảy ra hiện tượng băng tuyết.

Du lịch Cao Bằng – phương tiện di chuyển

Phương tiện cá nhân

Có 3 cung đường cho các bạn có thể lựa chọn:

  • Cung thứ nhất: Đi theo quốc lộ 1A hướng Lạng Sơn -> theo quốc lộ 4 tới Cao Bằng. (Đường đi là đèo nhỏ, khá nguy hiểm, khi tới đèo Gió có thể nghỉ ngơi).
  • Cung thứ 2: Các bạn đi theo hướng Hà Nội qua cầu Thanh Trì -> cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên -> tỉnh Bắc Kạn -> đi thẳng theo hướng quốc lộ 3 tới Cao Bằng.
  • Cung thứ 3: Quốc lộ 3 cũ – Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng.

Phương tiện công cộng

Nếu các bạn không muốn tự mình chạy xe đến Cao Bằng thì có thể đi xe khách giường nằm, rồi sau đó thuê xe máy đi tham quan các địa điểm. Bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình để bắt xe đi Cao Bằng, dưới đây là một số xe khách đi Cao Bằng, các bạn có thể tham khảo:

Hải Vân

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 20h30; Cao Bằng 20h30
  • Điện thoại: Hà Nội 024 37223588 – 01677 242424; Cao Bằng 01686 242424

Ngọc Hà

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Cao Bằng 9h30; Hà Nội 11h30
  • Địa chỉ: 45 Tổ 26 Vườn Cam, Hợp Giang, Tp. Cao Bằng
  • Điện thoại: 0912 577004 – 0912 455915

Khánh Hoàn

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 19h15; Cao Bằng 20h30
  • Điện thoại: 0915 660062 – 0913 010062

Lương Sùng

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Cao Bằng: 9h30 Hà Nội: 11h30
  • Địa chỉ: 08 tổ 29 Vườn Cam, Hợp Giang, Tp Cao Bằng
  • Điện thoại: 0912 455915 – 0912 577044

Hiến Lợi

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 10h00; Cao Bằng 7h30
  • Điện thoại: 0206 3858679 – 0206 3851499 – 0915 046784 – 0913 256178

Thuê xe máy tại Cao Bằng

Phương Hải

  • Địa chỉ: 159 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp. Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0915 356 995 – 0984 284 901

Anh Qúy

  • Địa chỉ: Số 28 Tổ 29, phố Vườn Cam, Hợp Giang, Tp. Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0888 067 899

Anh Kiên

  • Địa chỉ: 211 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp. Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0918 281 444

Anh Lộc

  • Địa chỉ: Tổ 23 phường Sông Bằng, Tp. Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0985 161 999 – 0868 252 168

Các địa điểm du lịch Cao Bằng

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ 4 trên thế giới ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm giáp biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đây là thác nước tự nhiên đẹp nhất Đông Nam Á, là một địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Cao Bằng.

 du lịch Cao Bằng

Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, sông này bắt nguồn từ Trung Quốc rồi chảy vào lãnh thổ Việt Nam.

Thác Bản Giốc là một thắng cảnh vô cùng nổi tiếng, được Tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc bình chọn là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc vào năm 2005.

Thác Bản Giốc được chia làm 2 phần: Thác phụ nằm ở phía Nam gọi là thác Cao, lượng nước ít. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung. Ở giữa thác chính có cột mốc biên giới Việt Trung là mốc 53 do Pháp – Thanh xây dựng.

Đến với thác Bản Giốc, các bạn sẽ được hướng dẫn viên kể về sự tích của dòng thác, đó là một cậu chuyện cảm động về tình yêu nhưng có một kết thúc buồn.

Truyện kể rằng: “ Xưa kia, lúc người Tày mới về đây phá nương làm rẫy, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng trời lại ban cho các cô gái Tày một vẻ đẹp thuần khiết, nết na, thùy mị. Bởi thế thường được quan trong vùng tìm để tiến cử vào cung dâng lên bậc vương chúa.

Nhưng có một lần, cô gái đẹp nhất của Bản Giốc khi ấy lọt vào mắt xanh của hoàng tử đã liều mình trốn thoát cùng người mình yêu. Hai người dìu nhau chạy về tới Bản Giốc thì trời vừa tối. Họ dừng lại nghỉ chân cạnh khe suối ở bìa rừng, ngồi đó cùng ôn lại kỷ niệm một thời yêu nhau và những đắng cay khi bị chia lìa. Vì quá kiệt sức sau thời gian chạy trốn dài ngày, cả hai đã lịm đi trong những hồi tưởng và hạnh phúc. Ngay sau đó, dân bản chứng kiến trời đổ mưa tầm tã cả tuần liền.

Nước ngập khe suối, không ai dám ra ngoài vì mưa to kèm sấm sét dữ dội. Kỳ lạ thay, khi mưa tạnh, nơi đôi tình nhân ấy say giấc ngủ ngàn thu, người ta không còn tìm thấy xác hay bất cứ dấu tích gì mà chỉ thấy có hai ngọn thác lớn đổ nước trắng xóa phía bên cạnh bản. Dưới chân thác, mặt nước trong xanh hiền hòa như không vướng víu bụi trần. Kể từ đó, người dân gọi nơi đây là thác Bản Giốc để tưởng nhớ về một thời gái bản tiến vua, cũng là niềm tự hào của người Tày với sắc đẹp trời ban”.

Di tích lịch sử Pắc Pó

Khu di tích Pắc Pó nằm tại xã Trường Hà, tỉnh Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 52 km.

 du lịch Cao Bằng

Năm 1941, Bác Hồ từ Trung Quốc, vượt biên giới Việt – Trung về nước làm việc tại hang Pác Pó. Bác đã sống và làm việc trong hang Cốc Pó và đặt tên cho con suối trước hang là suối Lê – nin, hang trong ngọn núi gọi là hang Các Mác.

Tại khu vực này vẫn còn giữ những chứng tích lịch sử cho sự hiện diện của Bác, đó là bàn đá nơi các ngồi dịch sử Đảng, vườn trúc do tay Bắc trồng, chiếc máy tính đánh chữ và nhiều vật dụng khi Bác sử dụng ở Pác Pó.

Khu di tích là một địa điểm du lịch hấp dẫn với khung cảnh núi thiên nhiên hữ tình, thơ mộng, làn nước trong và xanh tạo nên một bức tranh thơ mộng. Ngày 21/02/1975, Khu di tích Pác Bó đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử cách mạng.

Suối Lê Nin

Suối Lê Nin nằm trong quần thể di tích Pác Pó. Suối có dòng nước trong, xanh. Nhìn xuống dòng nước có thể thấy rõ đàn cá đang tung tăng bơi lội.

 du lịch Cao Bằng

Đây là nơi mà hàng ngày Bác vẫn ra câu cá, ngâm thơ sau những giây phút làm việc căng thẳng.

Hang Cốc Bó

Hang có diện tích 80 km2, nằm bên sườn núi Các Mác. Ở cửa hang có dòng chữ: “Ngày 8 tháng 2 năm 1941” do chính tay Bắc khắc lên để đánh dấu mốc thời gian Bác đến đây sinh sống.

Trong hang còn có chiếc giường  là nơi để Bác nằm nghỉ, đó là tấm ván đã cũ và nức nẻ. Năm 1979, trong chiến tranh biên giới, Trung Quốc đã cho mìn phá hoại hang Pác Pó. Ngày nay, hang đã được khôi phục để phục vụ cho khách tham quan.

Cột mốc 108

Cột mốc 108 nay là cột mốc số 675 sau khi được kí kết lại. Cột mốc 108 nằm ở cuối đường mòn từ suối Lê-nin lên đỉnh núi. các bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng đi đi bộ lên cột mốc 108. Cột mốc được làm bằng đá, bị nghiêng sang một bên, cách vài mét là cột mốc 675.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động có chiều dài khoảng 2.144m gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn.

 du lịch Cao Bằng

“Theo tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều Hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao, có nghĩa là Động Hổ. Tuy nhiên có thuyết cho rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng suối nước chảy trọng động tạo lên nghe giống tiếng gầm của Hổ rữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao”.

Động Ngườm Ngao được phát hiện năm 1921 do người Pháp phát hiện ra. Trong hang có rát nhiều hình thù kì thú được tạo lên từ lớp thạch nhũ với nhiều hình dạng khác nhau.

Các du khách sẽ bắt gặp những hình thù rất khác nhau như: bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn,…Tất cả đều do tự nhiên tạo ra, không có sự can thiệp của bàn tay con người.

Hồ Bản Viết

Hồ Bản Viết nằm ở thôn Bản Viết và thôn Tân Phomg, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

 du lịch Cao Bằng

Hồn rộng 5 ha và được chia làm 4 nhánh, được bao bọc bởi những ngọn núi. Đây là một hồ nước ngọt, có khí hậu ôn hòa.

Các bạn có thể đến hồ bằng cách đi bằng xe máy hoặc ô tô để trải nghiệm con đường uốn lượn, khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên hồ. Quanh hồ là nơi sinh sống của người Tà và Nùng. Người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, trồng cây mác mạc và hạt dẻ.

Nếu du khách đến đây vào mùa thu hoạch sẽ được cùng bào con tham gia trải nghiệm hái quả.

Mó nước thần

Mó nước thần nằm ở xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Mó nước thần này rất đặc biệt ở chỗ hễ nghe thấy ai đọc câu “thần chú” là nước dâng lên. Hàng ngày có tới vài trăm người ở  khắp nơi tìm về đây để được chứng kiến giếng nước kỳ bí này.

Câu chuyện huyền thoại về mó nước thần: “Ngày xưa, có người đem vàng bạc đựng vào 3 chiếc hòm to chôn giấu dưới lòng hang, rồi bắt 3 cô gái đồng trinh tên là Xằm, Sọi, Mọi về chôn sống làm thần giữ của. Hễ nghe thấy tiếng động của kẻ cắp là 3 cô dâng nước lên để dìm chết những kẻ tham lam”.

Núi thủng

Núi thủng Nặm Trá thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây được mệnh danh là “tuyệt tình cốc” của tỉnh Cao Bằng.

Nhìn từ đỉnh núi, các bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của hồ Nặm Trá, rộng khoảng 15 ha đã cạn nước. Cỏ mọc lên xanh mướt và bao quanh là những dãy núi tạo thành một thung lũng.

Đặc biệt hơn là ngọn núi Phja Piót (núi thủng), người dân và du khách nơi đây gọi là núi “Mắt thần”.

Đèo Mẻ Pia 14 tầng

Đây là con đèo quanh co, khúc khuỷu nhất vùng Đông Bắc với chiều dài 2.5 km. Con đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm thị trấn Bảo Lạc (Cao Bằng). Nhìn từ trên cao, con đèo uốn lượn như một dải lụa với 14 tầng khúc khuỷu.

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen (còn được gọi là hồ Thăng Hen) nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

“Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, Chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thang Hen ngày nay”.

Hồ Thang Hen là một trong 36 hồ lớn nhỏ ở xã Quốc Toản, bên cạnh hồ Thang Hen là hồ Thăng Luông. Hồ có chiều rộng khoảng 100 – 300m, dài khoảng 500 – 1000m.

Hàng ngày, mực nước trong hồ có hai đợt dâng lên và hạ xuống như thủy triều. Vào những đợt mưa lũ, hồ Thang Hen vẫn giữ được màu xanh biếc vốn có của mình.

du lịch Cao Bằng

Đến hồ Thang Hen, các bạn sẽ có cơ hội đi thuyền trên mặt hồ xanh biếc, thưởng thức quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khám phá hang Thang Hen và thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc.

Lưu trú khi du lịch Cao Bằng

Dưới đây là tổng hợp một số homestay, nhà nghỉ dành cho chuyến đi du lịch Cao Bằng, các bạn có thể tham khảo:

Yến Nhi Homestay

  • Địa chỉ: Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0942 241 760

Cao Bang Eco Homestay

  • Địa chỉ: Khối 6, phường Sông Bằng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0868 252 168

Khuổi Ky Homestay

  • Địa chỉ: Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0167 581 4059

Green Door Ban Gioc

  • Địa chỉ: Ngã 3 Pò Tấu, Chí Viễn, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0166 767 6655

Nhà khách UBND huyện Trùng Khánh

  • Địa chỉ: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0206 3826190

Sài Gòn – Bản Giốc Resort

  • Địa chỉ: xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
  • Điện thoại: 091 542 42 28

Các món ăn ngon ở Cao Bằng

Bánh Coóng Phù

Bánh được làm từ gạo nếp. pha một chút gạo tẻ. Nhận bánh là lạc rang được giã nhỏ, trộn thêm ít đường và hạt vừng. Bánh có màu trắng, nhiều người thường ngâm gạo với lá dứa hoặc với gấc để tạo nên màu sắc cho bánh.

du lịch Cao Bằng

Bánh cuốn

Bánh cuốn là đặc sản của Cao Bằng mà ai cũng biết đến. Tuy là món ăn quen thuộc của nhiều người nhưng bánh cuốn Cao Bằng có vị rất riêng so với ở những chỗ khác.

du lịch Cao Bằng

Bánh cuốn ở Cao Bằng được chấm với nước dùng ninh từ xương, không như ở những nơi khác, họ chấm với nước mắm chua, ngọt. Mỗi bát nước dùng ở đây, họ thêm một ít thịt băm nhuyễn và hành khô tạo nên hương thơm đặc biệt.

Bánh áp chao

Bánh áp chao được bày bán trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bên ngoài trông giống bánh rán nhưng bên trong là nhân thịt vịt chứ không phải thịt lợn. Người dân ở đây gọi là bánh áp chao hoặc vịt chao.

 du lịch Cao Bằng

Bánh trứng kiến

Đây là món ăn độc đáo của người Tày ở Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu làm nên món ăn này là từ trứng của con kiến. Món ăn này thường được làm nhiều vào tháng 4 – 5, đây là mùa kiến sinh trưởng nhiều nhất.

 du lịch Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh

Đây là một đặc sản ở Cao Bằng, hạt dẻ ở đây rất to, hạt màu vàng sẫm, ăn rất bùi và thơm. Hạt dẻ dùng để hầm chân giò, xay bột để làm nhân bánh, có thể luộc hoặc rang,…

du lịch Cao Bằng

Bánh khảo

Bánh khảo giống như lương khô, món này là của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh được làm vào mỗi dịp Tết đến. Bánh có thể được lâu mà không bị mốc. Ở đây quan niệm rằng, vào dịp Tết, nhà nào vẫn còn bánh khảo là nhà ó vẫn còn Tết.

 du lịch Cao Bằng

Một số điều cấm kỵ khi đi du lịch Cao Bằng

Có một số phong tục tập quán của người dân tộc ở Cao Bằng mà bạn nên tránh khi ở trong các homestay hay vào trong bản làng tham quan:

  • Người Tày có tục thờ Phi Phỉng Phjầy (ma bếp lửa), nên chúng ta tránh việc to tiếng, cãi nhau ở khu vực bếp lửa.
  • Khi vào nhà của ai đó, nếu bạn thấy ở cửa nhà có cắm một cành l thì các bạn không nên bước vào, đó là dấu hiệu họ không muốn cho người lạ vào nhà mình.
  • Trong nhà dân ở Cao Bằng, bàn thờ thường được đặt ở gian chính. Khách đến nhà chơi cần tránh đến gần khu vực bàn thờ, không để các vật dụng cá nhân của mình nên bàn thờ, không sờ tay lên khu vực đồ cúng. Nếu bạn là nữ thì không được ngồi quay lưng vào bàn thờ.
  • Người Nùng ở Cao Bằng thường đặt ống hương ở ngoài sàn để cúng ma, các bạn tránh tò mò mà chạm vào ống hương đó.

Hy vọng, với bài “Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng″ từ A đến Z sẽ giúp ích trong hành trình khám phá Cao Bằng của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi thuận lợi và nhiều vui vẻ nhé!

 

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here