Lạng Sơn là một tỉnh nằm gần biên giới phía Bắc Việt Nam. Lạng Sơn nổi tiếng với những di tích lịch sử, phong cảnh sơn thủy hữu tình và còn là nơi mua sắm sầm uất với những khu chợ nổi tiếng.

 du lịch Lạng Sơn

Bài viết “Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn” đã được NếmTV tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn.

Tổng quan về Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 154 km.

  • Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng,
  • Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc),
  • Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang,
  • Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh,
  • Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn,
  • Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế đó là: cửa khẩu Đồng Đăng và của khẩu Hữu Nghị; có 1 cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Chi Ma ở huyện Lộc Bình.

Lạng Sơn có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và có xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn.

Lạng Sơn có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là người Nùng chiếm chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông…

Nêm du lịch Lạng Sơn vào thời gian nào?

Đi du lịch Lạng Sơn vào thời gian nào cũng có những nét thú vị riêng của nó.

  • Vào mùa hè, thời tiết ở Lạng Sơn vô cùng mát mẻ, thích hợp để nghỉ dưỡng, còn nếu đi vào mùa đông là thời điểm thích hợp để ngắm tuyết rơi trên đỉnh Mẫu Sơn.
  • Đi vào tháng 1 (Âm lịch): Đây là thời điểm diễn ra các lễ hội đặc sắc ở Lạng Sơn như: lễ hội Kỳ Lừa, lễ hội Tam Thanh,…
  • Vào cuối tháng 8 – 9: Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đặc sản đó là quả na Chi Lăng.
  • Vào cuối tháng 7, cuối tháng 11 là thời điểm mùa lúa chín ở Bắc Sơn.

Du lịch Lạng Sơn – phương tiện di chuyển

Các bạn có thể DU LỊCH LẠNG SƠN bằng nhiều phương tiện khác nhau, đó là: xe máy, ô tô hay tàu hỏa.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô)

  • Nếu đi bằng xe máy, bạn đi theo cung đường sau: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn.
  • Còn di chuyển bằng ô tô: Các bạn di chuyển đường cao tốc theo QL.5 rồi vào đường 1A để đến Lạng Sơn.

Di chuyển bằng tàu hỏa

Các bạn ra ga Hà Nội mua vé tàu Hà Nội – Lạng Sơn theo tuyến ĐĐ3 hoặc HDR1: Hà Nội – Lạng Sơn – Đồng Đăng. Giá vé tàu dao động từ 80.000-115.000đ/vé/người, tùy từng loại tàu và loại ghế mà bạn mua.

Di chuyển bằng xe khách

Các bạn ra bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa bắt xe khách để di chuyển đến Lạng Sơn, giá vé dao động từ 100.000-170.000đ/người, tùy vào từng nhà xe. Dưới đây là một số thông tin xe khách đi Lạng Sơn, các bạn có thể tham khảo:

Dung Nghị

  • Lịch trình: Bình Gia – Bắc Sơn – Đình Cả – Thái Nguyên – Sam Sung Phổ Yên – Nội Bài – Bến Xe Mỹ Đình – Bến Xe Yên Nghĩa
  • Điện thoại: 0985 381 888 – 0971 787 868

Ngọc Phương

  • Lịch trình: Hà Nội – Lạng Sơn – Hữu Nghị Quan – Tân Thanh
  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình (11h40 – 11h55), Hữu Nghị Quan (16h15), Lạng Sơn (16h30)
  • Điện thoại: 0984 717333

Phượng Hùng

  • Lịch trình: Lạng Sơn – Đồng Mỏ – Mẹt – Vôi – Bắc Giang – Mỹ Đình
  • Giờ xuất bến: Lạng Sơn (5h30); Mỹ Đình (10h55)
  • Điện thoại: (0205) 38708625 – 0982 870865 – 0126 8385588

Đức Dũng

  • Lịch trình: Hà Nội – Lạng Sơn – Hữu Nghị Quan
  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình (11h20, 11h40); Lạng Sơn (16h30, 17h00)
  • Điện thoại: 024 37168842 – 0912 266473 – 0982 276899

Đại Huyền

  • Lịch trình: Hà Nội – Lạng Sơn – Hữu Nghị Quan
  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình (6h00 – 6h25 – 9h00 – 14h25); Lạng Sơn (9h30 – 12h00 – 13h00 – 15h00).
  • Điện thoại: 0968 428999 – 0979 293188

Phương tiện đi lại khi du lịch Lạng Sơn

Nếu các bạn đi bằng xe khách hoặc tàu hỏa đến Lạng Sơn thì có thể bắt taxi hoặc thuê xe máy để có thể tham quan các địa điểm du lịch.

Thuê xe máy

Trần Lục

  • Địa chỉ: Số 90 Ngô Quyền, Ngã Tư Mỹ Sơn, Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0123 626 8883

Trịnh Tuấn

  • Địa chỉ: 248B Trần Đăng Ninh, Tp Lạng Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0917 292 039

Hoàng Trường

  • Địa chỉ: 219 Ngô Quyền, Vĩnh Trại, Tp Lạng Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0972 450 113

Xe bus

Tuyến xe buýt số: 01

  • Lộ trình: Mai Pha – Đ.Hùng Vương – Đ.Lý Thái Tổ – Đ.Bà Triệu – Đ.Phai Vệ – Đ.Lê Đại Hành – Đ.Ngô Quyền – Đ.Lê Lợi – Ngã 6 Pò Soài – Đ.Nhị Thanh – Đ.Trần Đăng Ninh – Dốc Đồn – đền Vua Lê – Hoàng Đồng – Ngã ba Phai Trần QL1A – TT. Đồng Đăng – QL4B – Pắc Luống – BX. Tân Thanh.

Tuyến xe buýt số: 02

  • Lộ trình: Ngã ba Pắc Luống – Quốc lộ 4A – Nhà Văn hóa thị trấn Na Sầm.

Tuyến xe buýt số: 03

  • Lộ trình: BX Phía Bắc – QL1A – Đ. Trần Phú – Đ. Bắc Sơn – Đ. Minh Khai – Đ. Trần Đăng Ninh – Đ. Lê Lợi – Đ. Ngô Quyền – Ngã tư Mỹ Sơn – QL 4A – TT. Lộc Bình – TT. Na Dương.

Các địa điểm du lịch Lạng Sơn

Đền Kỳ Cùng

Đền Kỳ Cùng nằm ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ngày trước chỉ là một ngôi đền nhỏ thờ thủy thần Giao Long cai quản cho toàn vùng.

du lịch Lạng Sơn

Lịch sử của đền Kỳ Cùng gắn liền với câu chuyện kể về quan lớn Tuần Tranh: “Quan Tuần Tranh được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc ở đây và bị thua, thiệt hại rất nhiều về người. Sau đó ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình.

Do ông có tấm lòng trong sạch nên thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc – ông Dài), làm thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng. Sau này, Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài lên nhậm chức ở Lạng Sơn hiểu rõ sự tình, đã dâng sớ, giải oan cho ông”.

Ngày nay, kiến trúc của đền được pha trộn lẫn truyền thống và hiện đại theo kiểu chữ Đinh gồm 3 cửa vòm cuốn, 2 trụ gạch vuông và bên trên được đắp các hoa văn nổi. Bên trong đền còn lưu giữ được các đại tự, hoành phi có từ thời Lê – Nguyễn. Vào năm 1993, ngôi đền đã được xếp hạng di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Lễ hội đền Kỳ Cùng được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hàng năm tại đền Tả Phủ, đây là lễ hội đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội là dịp để người dân cùng gặp gỡ, giao lưu, thực hiện các nghi lễ cầu khấn để cầu cho một năm tốt đẹp, cuộc sống ấm no.

Thành Nhà Mạc

Thành nhà Mạc nằm ở phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Thành nhà Mạc là di tích lịch sử còn sót lại do Mạc Kính Cung xây dựng nhằm chống lại Lê – Trịnh.

 du lịch Lạng Sơn

Hiện nay, thành còn gồm 2 đoạn tường khoảng 300 m, mặt thành rộng khoảng 1 m, được xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi. Thành nhà Mạc dựa vào núi Tô Thị, từ chân núi dẫn lên cổng thành các bạn sẽ phải leo hơn 100 bậc tam cấp.

Thành nay đã được trùng tu lại nhưng vẫn giữa được vẻ điểu tàn, cổ kính ngày xưa. Đứng trên đỉnh núi, các bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh của thành phố Lạng Sơn hiện ra.

Vào năm 1962 ngôi thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đi du lịch Lạng Sơn, các bạn nhớ ghé thăm kiến trúc Thành nhà Mạc này nhé.

Chùa – động Tam Thanh

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh,

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá nên còn được gọi là động Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

du lịch Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh có từ thời Lê, Tam Thanh gồm 3  động đó là: Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục, hang nằm ở lưng chừng núi. Cửa hang cao 8 m hướng về phía đông, ở vách động có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn ở mé bên phải.

Bài thơ được dịch ra là: “Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”.

Chùa Tam Thanh nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa nghệ thuật của một ngôi chùa nằm trong động. Ngôi chùa có một tượng phật A Di Đà màu trắng, được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15 theo thế đứng trong hình một lá đề.

Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống như: tế lễ cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống no ấm. Phần hội cũng rất náo nhiệt với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: ném còn, đánh cờ người,…

Chợ Đông Kinh và chợ Kỳ Lừa

Chợ Đông Kinh là một trong những trung tâm mua sắm lớn ở phía Bắc, là trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn. Khu chợ có 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang.

Chợ được mệnh danh là thiên đường bán đồ Trung Quốc, hàng ngày có hàng ngàn lượt khách tới đây mua vì giá “siêu rẻ”. Chợ hoạt động từ sáng sớm cho đến tối khuya, bán dầu đủ các loại mặt hàng như đồ điện tử, quần áo, đồ ăn,…

Chợ Kỳ Lừa nằm ở khu vực phố Kỳ Lừa, trung tâm thành phố Lạng Sơn, chợ được họp vào các ngày 2,7,12,17,22,27 (âm lịch) hàng tháng.

Chợ Kỳ Lừa là phiên chợ được hình thành từ lâu đời, mang nét đặc trưng văn hóa vùng cao.

Chợ bán các mặt hàng thiết yếu trong đời sống như cây cảnh, quần áo, giày dép,… ngoài ra bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của xứ Lạng ngay trong chính khu chợ này.

Thung lũng hoa Bắc Sơn

Thung lũng hoa Bắc Sơn nằm ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn. Đây là một trong những thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam.

du lịch Lạng Sơn

Thung lũng hoa bắt đầu được hoạt động từ ngày 15/10/2017, có diện tích 20ha, được trồng rất nhiều loài hoa như: tam giác mạnh, hoa cải, cúc cam nở rực rỡ cả một vùng.

Khu du lịch Mẫu Sơn

Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét so với mực nước biển, Mẫu Sơn nằm trên địa bàn 3 xã: Công Sơn, Mẫu Sơn huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn huyện Lộc Bình.

Khí hậu ở Mẫu Sơn chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông vào mùa hè. Mùa đông ở đây nhiệt độ xuống rất thấp chỉ từ 7-13 độ, thậm chí có khi xuống dưới 0 độ xuất hiện băng giá và tuyết. Còn mùa hè ở Mẫu Sơn vô cùng mát mẻ, chỉ từ 17 – 18 độ.

Mẫu Sơn là một nơi thích hợp để nghỉ dưỡng, thư giãn cuối tuần sau những ngày làm việc mệt mỏi. Với không khí trong lành, sương mù quanh năm bao phủ, Mẫu Sơn có rất nhiều di tích cho các bạn khám phá như: hầm rượu, cột truyền hình,…

Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng nằm ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn chinh của quân xâm lược phương Bắc.

du lịch Lạng Sơn

Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp, hình bầu dục. Ải này có quy mô lớn và đồ sộ với chiều dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Ải Chi Lăng nằm giữa hai dãy núi đá Kai Kinh và dãy núi Bảo Ðài. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Xung quanh là những ngọn núi cao, có dòng sông Thương hiền hòa chảy qua.

Núi Là Nay

Đỉnh núi Nà Lay nằm ở độ cao 600m so với mực nước biển, đây là điểm du lịch nổi tiếng mà hầu hết ai đến Bắc Sơn (Lạng Sơn đều ghé đến). Để có thể chinh phục được đỉnh núi Nà Lay, các bạn sẽ phải leo bộ hơn 1.200 bậc đá trong thời gian từ 30p – 60p (tùy vào thể trạng của từng người).

Trên đỉnh núi Bắc Sơn có trạm viba, đây là vị trí mà rất nhiều người lựa chọn để có những góc máy đẹp nhất của thung lũng Bắc Sơn.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Cửa khẩu Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, nằm trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Tại cửa khẩu có mốc 1116 phía Việt Nam và mốc 1117 phía Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cách thành phố Lạng Sơn 17km trên đường quốc lộ 1A. Đây là đầu nối quan trọng trong phát triển kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đền Mẫu Đồng Đăng

Đền Mẫu Đồng Đăng là một ngôi đền linh thiêng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng 4km.

du lịch Lạng Sơn

“Theo lịch sử được ghi chép lại, Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, được vua cha phong làm Liễu Hạnh công chúa, tên là Quỳnh Hoa. Do có duyên nợ với trần gian nên bà thường hiển linh giúp đỡ người dân nên được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là công chúa Liễu Hạnh và phong làm Thượng đẳng Phúc thần.

Vì còn nặng tình duyên, nàng trở lại thăm nom bố mẹ, khuyên bảo chồng là Đào Lang tu chí học hành. Đến khi cha mẹ chồng qua đời, con cái lớn khôn, không còn vướng víu gì, nàng mới đi chu du thiên hạ, dừng chân ở những nơi núi non danh thắng. 

Trong khi khám phá Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình với những rặng thông xanh cao vút, những khóm nhược lan tươi đẹp nhưng lại bị cỏ lấp dấu chân, bia phủ rêu xanh, tượng Phật bụi mờ ít người qua lại vãn cảnh, Liễu Hạnh không vui. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gảy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về.

Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan liền gọi các phụ lão ở nơi sơn trang đó, giao cho một khoản tiền để tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, dịch nghĩa là: rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật”.

Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn nghệ thể thao như: múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao.

Lưu trú khi du lịch Lạng Sơn

Dưới đây là tổng hợp một số nhà nghỉ, homestay để lưu trú khi bạn đi du lịch Lạng Sơn, các bạn có thể tham khảo:

Khách sạn Mường Thanh Lạng Sơn

  • Địa chỉ: 68 Ngô Quyền, Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0205 3866 668

Khách sạn Song Long

  • Địa chỉ: 122 Lý Thường Kiệt, Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 099 635 66 66

Nhà nghỉ Hà Sơn

  • Địa chỉ: Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0205 3744309

Nhà nghỉ Yến Yến

  • Địa chỉ: Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0169 4089276 – 0205 3744323

Nhà nghỉ xứ Hoa Đào

  • Địa chỉ: Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0915 331087

Nhà nghỉ Chân Mây

  • Địa chỉ: Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0936189848 – 0979456669

Homestay Bắc Sơn Dương Công Thủy

  • Địa chỉ: Thôn Thâm Pát, Xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 0984 831 119 – 0124 798 9333

Homestay Bắc Sơn – Du lịch Nhà sàn

  • Địa chỉ: Thôn Thâm Pát, Xã, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 097 925 13 25

Homestay Dương Công Chích

  • Địa chỉ: Nà Riềng 2, Quỳnh Sơn, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn
  • Điện thoại: 097 825 10 55

Du lịch Lạng Sơn – các món ăn ngon

Phở chua

Phở chua Lạng Sơn được chế biến cầu kì và vô cùng hấp dẫn. Một bát phở truyền thống cần rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau như: xá xíu, khoai lang, bánh phở, dưa chuột, rau thơm, hành phi,…

Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua có đầy đủ các vị chua, cay, ngọt. Phở chua là món ăn đặc sản của người Lạng Sơn, nếu du lịch Lạng Sơn các bạn đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.

Địa chỉ bán phở chua ở Lạng Sơn:

  • Phở chua trên đường Bắc Sơn
  • Quán phở Phượng 73 Nhị Thanh
  • Phở chua trên đường Lê Lai

Vịt quay

Đây là một trong những món ăn ngon mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây. Sau khi vịt được sơ chế sạch, người ta đem ướp vịt với các gia vị như hành, hạt tiêu, quả móc mật,… nhồi vào trong bụng của con vịt, bên ngoài quét một lớp mật ong vàng óng rồi cho lên bếp nướng.

Phần nước vịt sau khi quay xong sẽ dùng để chấm với thịt vịt, khi thưởng thức bạn có thể ăn kèm với măng chua rất là hấp dẫn.

Địa chỉ bán vịt quay:

  • Quán vịt quay Hùng Hưng 13 Bắc Sơn
  • Quán vịt quay Hương Nga 128 Bắc Sơn
  • Quán vịt quay Hà Nga 157 Hùng Vương
  • Quán vịt quay Mật Mật 15 Bắc Sơn
  • Phở Vịt Quay Hải Xồm trên đường Bà Triệu

Bánh trứng cuốn

Bánh trứng cuốn ở Hà Nội cũng có bán nhưng nếu bạn muốn ăn chuẩn vị thì hãy lên Lạng Sơn. Sau khi bánh trang xong sẽ được đập thêm quả trứng vào, bên trên đĩa bánh có rắc một ít thịt băm và hành phi rất hấp dẫn. Đặc biệt, phần nước chấm không phải là nước mắm bình thường mà có pha thêm một ít hành khô, thịt băm và rau mùi thái nhỏ.

Địa chỉ bán bánh cuốn trứng:

  • Quán Bà Thắm 14 Nguyễn Du, Tp Lạng Sơn.
  • Quán Bắc Hùng 21 Nguyễn Du, Tp Lạng Sơn.
  • Quán Hương Phi 27 Nguyễn Du, Tp Lạng Sơn.
  • Quán Thu Hiền 13 Nguyễn Du, Tp Lạng Sơn.
  • Quán Bà Thảo 13 Ngô Quyền, Tp Lạng Sơn.

Khâu nhục

Khâu nhục là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và qua sự chế biến của người dân tộc Nùng, Tày đã trở thành món ăn đặc sản của Lạng Sơn. Khâu nhục thường được sử dụng trong các dịp lễ, Tết,…

Món khâu nhục được chế biến khá là cầu kì từ thịt bao chỉ, sau khi được ướp đầu đủ các gia vị thì đem chưng cách thủy trong một thời gian dài. Khâu nhục có thể ăn cùng với cơm trắng hoặc xôi.

Bánh áp chao

Bánh áp chao được chế biến từ gạo nếp và trộn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là thịt vịt, bánh chấm với nước mắm đu đủ pha dấm ớt ăn kèm với rau sống.

Bánh coóng phù

Bánh coóng phù khá giống với bánh trôi nước nhân bên trong là nhân đỗ xanh. Bánh ăn kèm với nước đường nấu với gừng, bên trên có rắc một ít lạc và dừa nạo. Bánh thường được bán vào những ngày đông lạnh.

Hy vọng, với bài “Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn″ từ A-Z sẽ giúp ích trong hành trình khám phá Lạng Sơn của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi thuận lợi và nhiều vui vẻ nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here