Lễ hội chùa Hương thu hút rất nhiều du khách gần xa, đặc biệt là dịp đầu năm. Nếu bạn đang có dự định cho chuyến du xuân năm mới sắp tới tại chùa Hương thì bài viết “lễ hội chùa Hương – Hành trình về miền đất Phật” sẽ là những thông tin hữu ích để hành trình lễ chùa du xuân ý nghĩa và tốt nhất.
Nội Dung Chính
Thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Vào ngày mồng sáu tháng giêng chính thức là ngày khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp nơi nô nức tới trẩy hội chùa.
Tâm điểm của lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa đó là – mở cửa chùa.
Các hoạt động ở lễ hội chùa Hương
Lễ dâng Hương
Hầu hết các du khách đi đến với chùa Hương vào dịp đầu xuân đều có một mục đích là cầu nguyện, mong cho sự sinh sôi nảy nở, mong có được một cuộc sống đầy đủ,…
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm có hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay, hương khói nghi ngút tràn ngập bầu không khí tâm linh.
Các hoạt động giải trí ở chùa Hương
Các bạn khi đến tham quan chùa Hương sẽ được hòa mình vào các hoạt động văn hóa, lễ hội vui nhộn, thú vị tại nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ mọi văn hóa dân tộc độc đáo như: bơi thuyền, leo núi, hát chèo, hát văn,…
Leo Bộ
Các bạn có thể leo bộ lên những bậc thang dẫn đến động Hương Tích, chùa Trong. Tuy có hơi mệt nhưng cảm giác sẽ thật tuyệt vời nếu bạn chinh phục từng bậc thang lên xuống vào động Hương Tích.
Hát Chèo, hát Dân Ca
Khi đi dọc bến đò các bạn sẽ bắt gặp những làn điệu dân ca hát chèo hoặc hát xẩm của các nghệ nhân trên từng mái nhà tranh. Những làn dân ca sâu lắng in sâu vào trong lòng du khách thập phương khi đến với mảnh đất tâm linh này đến đây.
Hãy dành cho mình những phút giây tuyệt vời nhất khi hòa mình vào những làn điệu dân ca, điệu hò truyền thống ấy.
Bơi thuyền
Đến với chùa Hương, người ta sẽ nghĩ ngay đến thuyền đò, đây là phương tiện đi lại chủ yếu trong lễ hội chùa. Các bạn có thể ngồi thuyền để cảm nhận thú vui tao nhã, vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.
Vào những ngày hội chính, hàng loạt những con thuyền đua nhau trên dòng suối Yến tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội. Đây là một hoạt động giải trí không thể thiếu trong lễ hội chùa Hương.
Đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì
Trang phục khi đi chùa Hương
Trang phục kín đáo, gọn gàng lịch sự nơi cửa Phật sẽ là 1 lựa chọn đúng đắn khi trẩy hội. Thêm nữa do phải leo núi nên các bạn hãy chọn giày thể thao để đi nhé. Giày thể thao, áo khoác nhẹ, quần bò, quần thể thao thường được chọn khi leo núi.
Càng leo bạn càng nóng nên mặc áo quá ấm chắc sẽ làm bạn phải gửi áo lại các quán ven đường đó.
Chuẩn bị đồ lễ đi chùa Hương
Các bạn nên chuẩn bị sẵn từ nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Khi lễ chùa nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm hương, trầu cau, chè, hoa quả, rượu cúng, tiền lẻ, lễ mặn,…bởi chùa Hương cấm vàng mã dâng lễ Phật nên bạn không cần mua vàng mã.
Một số điều cần chú ý khi đi lễ hội chùa Hương
Kinh nghiệm đi đò
Có nhiều cò đò sẽ mời chào, bắt khách đến chùa, bạn không nên đi theo cò đò vì rất dễ bị chặt chém giá vé cao, hãy mua vé ngay lúc ở cổng hội hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.
Vào thời điểm đông đúc, nhà đò sẽ cố gắng nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò với chủ đò nhé.
Giá đò đã được niêm yết là 50.000đ/người. Với tuyến Hương Tích, giá vé qua đò là 35.000 đồng/người.
Ăn uống tại Chùa Hương
Có một số đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương như: chè lam, chè củ mài, dê núi, bò rừng,…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá phù hợp, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém tiền nong nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất.
Hỏi giá và mặc cả trước khi mua đồ
Tình trạng “chặt chém” khách du lịch diễn ra rất phổ biến ở lễ hội chùa Hương. Để tránh trường hợp bị “đội” giá lên gấp nhiều lần, trước khi quyết định mua một món đồ nào các bạn cũng nên hỏi kỹ và thương lượng trước giá cả.
Cẩn thận với các trò đỏ đen, trộm cắp
Dù lực lượng chức năng đã tích cực – cố gắng dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới bạc đỏ đen vẫn diễn ra. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít người đã bị mất tiền oan với những trò bịp bợm tại hội chùa.
Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất hiện rất nhiều người xem bói dạo. Các bạn không được tin tưởng vào các bài bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện thoại, tài sản của du khách,…
Các bạn hãy gọi vào đường dây nóng nếu gặp phải sự cố.
Chúc các bạn có một chuyến du xuân lễ hội chùa Hương vui vẻ và may mắn nhé!